Phú Yên là một trong những địa phương sớm hoàn thành việc đưa điện lưới quốc gia (ÐLQG) về tất cả các thôn, buôn trong tỉnh; góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn, thực hiện thắng lợi nghị quyết của Ðảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Lãnh đạo tỉnh đóng điện lưới quốc gia tại xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu - Ảnh: P.NAM
và cả xã Phú Mỡ thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu. Địa phương đã tiếp tục mở rộng đất canh tác, trồng thêm 200ha mía, hơn 250ha sắn, đậu các loại và chăn nuôi bò, từng bước tăng thu nhập cho người dân. Nhờ có điện, thông tin liên lạc, sóng truyền hình đã phủ khắp các buôn làng, giúp bà con nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, học tập cách làm ăn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Theo Bí thư Huyện ủy Ðồng Xuân Phan Ðình Phùng, điện là một trong những hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, góp phần tác động trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua, ngành điện đã ưu tiên đầu tư mở rộng mạng lưới điện trên địa bàn huyện Đồng Xuân; trong đó, tập trung xây dựng các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đến nay, ÐLQG đã phủ kín 100% thôn, buôn, với 99% số hộ dùng điện; góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, quy mô và tập quán canh tác, tăng năng suất, sản lượng lương thực; mở ra các ngành nghề mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Không chỉ ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điện khí hóa nông thôn đã mở ra hướng đi mới cho dải đất ven biển Phú Yên. Theo Phó chủ tịch UBND TX Sông Cầu Lương Công Tuấn, trước đây, những cánh đồng nuôi tôm sú rộng hàng trăm hécta chủ yếu sử dụng máy nổ để chạy máy tạo ôxy, bơm thoát nước, làm tăng chi phí sản xuất, hiệu quả mang lại không cao. Khi có ÐLQG, bà con đã lắp đặt hệ thống cánh quạt, trạm bơm công suất lớn để nuôi trồng, đem lại lợi nhuận cao. Nhờ có điện, người dân đã có thể bơm nước từ biển vào giúp việc nuôi tôm không gây ô nhiễm, sản lượng tăng từ 30 đến 40% so với trước đây. Tại vùng biển như các xã Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Hòa, Xuân Hải, từ khi có ĐLQG, nhiều cơ sở sản xuất nước đá, xưởng đóng tàu, xưởng chế biến thủy hải sản... với những máy móc thiết bị hiện đại đã được thành lập, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn.
Giám đốc Công ty Ðiện lực Phú Yên Trần Văn Khoa cho biết, Phú Yên sớm hoàn thành mục tiêu đưa ÐLQG về 100% số thôn, buôn, khu dân cư nhờ nguồn vốn của dự án Điện nông thôn miền Trung do Tổng công ty Ðiện lực Miền Trung (EVNCPC) làm chủ đầu tư và dự án Năng lượng nông thôn giai đoạn 2 (RE II) do Sở Công thương tỉnh làm chủ đầu tư sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Ðến nay, Công ty Điện lực Phú Yên cũng đã hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của 57 xã (trong đó có 31 xã thuộc dự án RE II), với 1.286km đường dây hạ áp và hơn 101.000 khách hàng. Sau khi tiếp nhận, đơn vị tập trung nâng cấp lưới điện để bảo đảm vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng. Đến nay, phần lớn lưới điện được tiếp nhận đã được sửa chữa, cải tạo, đầu tư nâng cấp, mở rộng. EVNCPC đang tiếp tục triển khai “Dự án thành phần nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Phú Yên” (vốn vay Ngân hàng Tái thiết Ðức-KfW) với giá trị 125,724 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2014, góp phần nâng cao chất lượng cấp điện, phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
PHƯƠNG NAM