Thứ Bảy, 05/10/2024 14:26 CH
Bệnh nghẹt rễ sinh lý hại lúa và biện pháp phòng trị
Thứ Ba, 11/02/2014 07:00 SA

Bệnh nghẹt rễ sinh lý hại lúa là một trong những đối tượng bệnh hại thường gặp. Bệnh này làm cho cây lúa phát triển không bình thường, lá úa vàng và khô ngọn, rễ thối đen, số rễ mới không mọc thêm được, số rễ cũ chết dần làm cho cây lúa thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm và kali. Sau đây là một số biện pháp phòng trị…

 

Khi bị bệnh nghẹt rễ sinh lý, cây lúa có những triệu chứng đặc trưng như toàn bộ khu đồng thấy lá ngả sang một màu vàng, là lúa không xanh tốt, rễ lúa có màu đen, rất ít rễ trắng và có mùi thối hoặc chua. Trường hợp bệnh nhẹ lá bị vàng, chót lá khô đỏ, trên lá thường xuất hiện những vết bệnh đốm nâu, biểu hiện trên lá già trước. Bệnh thường hại nặng vào thời kỳ đầu, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Nguyên nhân gây bệnh nghẹt rễ sinh lý có thể do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do trong đất thiếu ô xy bởi một số nguyên nhân: Khi cày, lật đất, gốc rạ chưa được hoai mục, tiếp tục phân hủy tạo ra một số chất độc, đất yếm khí nên rễ lúa sinh trưởng phát triển không bình thường. Ruộng bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, hoặc đất trũng chứa nhiều chất hữu cơ chưa

phân giải nên trong điều kiện nhiệt độ cao, dễ lên men phân giải nhanh tiêu hao nhiều ôxy gây ra tình trạng thiếu ôxy (yếm khí) và tạo ra nhiều khí độc trong đất. Đất ruộng có chất đất không tốt, đất sét, đất thịt nặng, hoặc làm đất không kỹ cũng gây trở ngại cho sự trao đổi khí trong đất. Ruộng sâu trũng, nước tù đọng lâu ngày không tháo được cũng dễ gây ra tình trạng thiếu ôxy và tích tụ nhiều khí độc trong đất. Nếu trên chân ruộng có cả 3 điều kiện trên thì bệnh nghẹt rễ phát sinh rất nặng và đồng loạt.

Biện pháp quản lý: Cung cấp ôxy cho đất, giải phóng khí độc, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ hô hấp và lúa sinh trưởng bình thường bằng các biện pháp bón phân hữu cơ hoai mục; cải tạo đất chua phèn, đất có thành phần cơ giới nặng; làm đất đúng kỹ thuật; xây dựng hệ thống tưới tiêu chủ động. Khi bệnh chớm xuất hiện cần áp dụng các biện pháp tháo kiệt nước, làm cỏ sục bùn kỹ; phơi ruộng vài ngày, nếu trời nắng nóng thì chỉ để ráo qua đêm. Nếu chân ruộng nghèo chất hữu cơ có thể bón thêm vôi, sục bùn và thau rữa. Nếu chân ruộng giàu chất hữu cơ (thường trên chân ruộng sâu trũng) thì không nên bón thêm vôi mà nên bón bổ sung phân lân (dùng lân nung chảy càng tốt). Nếu lúa quá xấu, phục hồi chậm có thể phun thêm phân đạm urê (pha 5g phân với 1 lít nước), hoặc dùng phân bón qua lá để phun. Có thể sử dụng chế phẩm Geno super với lượng từ 1 đến 2kg/sào để bón cho lúa nhằm cải tạo chua phèn, giúp cây ra rễ mới.

NGỌC NHƯ (tổng hợp)

 

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek