Nghề nuôi tôm sú ở vùng nước lợ từng phát triển mạnh, mang lại hiệu quả cao cho ngư dân. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch bệnh liên tục gây thiệt hại nặng và ao đìa đang có nguy cơ bị bỏ hoang. Vậy chúng ta có nên độc canh con tôm hay chuyển đổi, phát triển một vụ tôm một vụ lúa, nuôi ghép tôm – cá rô phi hoặc những mô hình sản xuất thích hợp khác!
Tôm thẻ chân trắng - Ảnh: K. Duy |
Các nhà khoa học cho rằng: Hạ tầng cho thủy sản không chỉ là thủy lợi, và đây không thể là yếu tố quyết định. Bên cạnh thủy lợi, trình độ, ý thức cộng đồng của người nuôi, hạ tầng giao thông, con giống, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản… cũng rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trong khi đó, hấp lực lợi nhuận từ con tôm đã khiến người nuôi hành xử thô bạo với thiên nhiên. Dịch bệnh liên tiếp là hệ quả tất yếu của việc nuôi tôm ồ ạt mà không quan tâm đến môi trường, cách phòng bệnh…
Trước sự “trở chứng” của con tôm, nhiều người dân đã tự mày mò thử nghiệm các phương thức sản xuất khác. Nhiều người thử nuôi ghẹ, cua hoặc rong sụn… trong ao tôm, nhưng mức độ thành công không cao. Còn những người trước đây chuyển ruộng lúa sang nuôi tôm, nay lại muốn chuyển đổi ao hồ nuôi tôm sang trồng một vụ lúa, nuôi một vụ tôm hoặc trồng lúa hoàn toàn. Điều này có phù hợp khi mà hầu hết các cánh đồng tôm đều nhiễm mặn và thiếu nước ngọt để tưới cho lúa? Theo các chuyên gia nông nghiệp, đất nuôi tôm đã nhiễm mặn, nên muốn chuyển từ hệ sinh thái mặn sang hệ sinh thái ngọt ít nhất cũng mất 3 năm! Bài học đắc giá của tỉnh Cà Mau, địa phương có diện tích thực hiện mô hình tôm – lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long (50.000ha/kế hoạch) rất đáng được nghiền ngẫm. Năm 2004 là năm đầu tiên tỉnh này thực hiện vượt chỉ tiêu xuống giống lúa trên đất nuôi tôm, nhưng thật oái ăm, phần lớn lúa trồng ở vùng tôm bị thiệt hại, một số diện tích mất trắng.
Có một thực tế là chỉ trong thời gian ngắn, Phú Yên đã ồ ạt chuyển đổi, phát triển hàng trăm ha ao đìa nuôi tôm thẻ chân trắng. Ngoại trừ 30 ha được quy hoạch trên cát của Công ty TNHH
Nuôi ghép tôm – cá rô phi được xem là một trong những giải pháp mới nhằm cải thiện các vấn đề trong nuôi tôm và mang tính khả thi cao. Tại Phú Yên, từ cuối năm 2004, một số hộ ở Đông Tác (TP Tuy Hòa) đã nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm bằng hình thức đăng quầng. Tuy không có các nghiên cứu chính xác nhưng theo những người nuôi thì chất lượng nước trong các ao nuôi ghép tôm – cá rô phi được cải thiện đáng kể, tôm ít mắc bệnh đóng rong, vi khuẩn như trong các ao nuôi đơn tôm sú. Mặc dù vậy, các bệnh do vi rút như đốm trắng, đỏ thân vẫn xảy ra ở các ao nuôi ghép. Từ năm 2005, một số dự án và đề tài về nuôi ghép tôm – cá rô phi bắt đầu triển khai ở Phú Yên nhưng chưa có kết quả chính thức. Còn phải nghiên cứu về mật độ cá, tỉ lệ nuôi ghép, đối tượng nuôi và kỹ thuật chăm sóc, quản lý…
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc quản lý các vùng nuôi tôm ngày càng kém hiệu quả. Nuôi tôm trở thành nghề gặp rủi ro cao nhất trong lĩnh vực nông ngư nghiệp. Phú Yên đang thật sự cần lắm những mô hình sản xuất bền vững thích hợp cho từng địa bàn với các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh kèm theo…nhằm sớm khôi phục lại các cánh đồng tôm sú bị dịch bệnh.
LƯU PHONG