Thứ Hai, 14/10/2024 03:30 SA
Tránh rủi ro khi tham gia thương mại điện tử
Thứ Tư, 30/05/2012 08:00 SA

Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, song một khi gặp rủi ro thì những thiệt hại đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng cũng không nhỏ.

 

Các biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử có nhiều, song có thể khái quát thành những biện pháp cơ bản, phổ biến sau đây:

 

giao-dich-dien-tu120530.jpg

Ảnh minh họa: Internet

1. Bảo mật trong giao dịch: Để đảm bảo sự bí mật trong giao dịch, người ta thường dùng những biện pháp sau:

 

a. Mã hoá dữ liệu: Mã hóa khóa bí mật (Secret key Crytography) còn gọi là mã hóa đối xứng, nghĩa là dùng một khóa cho cả hai quá trình “mã hóa” và “giải mã”; khóa này phải được giữ bí mật. Mã hóa công khai (Public key Crytography) hay còn gọi là mã hóa không đối xứng được sử dụng hai khóa khác nhau, khóa công khai (Public key) và khóa bí mật (Private key); khóa công khai được công bố, khóa bí mật được giữ kín.

 

b. Chữ ký điện tử: Sử dụng chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không bị sửa đổi bởi người khác của dữ liệu trong giao dịch. Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật an toàn nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của thông điệp mà không phải là một ai khác. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất đều bị phát hiện một cách dễ dàng.

 

c. Phong bì số (Digital Envelope): Tạo lập một phong bì số là một quá trình mã hóa một chìa khóa bí mật (chìa khóa DES) bằng khóa công khai của người nhận. Chìa khóa bí mật này được dùng để mã hóa toàn bộ thông tin mà người gửi muốn gửi cho người nhận và phải được chuyển cho người nhận để người nhận dùng giải mã những thông tin.

 

d. Cơ quan chứng thực (Certificate Authority - CA): Cơ quan chứng thực là một tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là người thứ 3 đáng tin cậy trong thương mại điện tử để xác định nhân thân của người sử dụng khóa công khai. Sự xác nhận của CA về chữ ký điện tử, về lai lịch của người ký, thông điệp của người ký và tính toàn vẹn của nó là rất quan trọng trong giao dịch điện tử.

 

2. Kiểm tra tính đúng đắn và chân thực của thông tin trong giao dịch: Mặc dù đã sử dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao dịch, song khi nhận được các thông tin người sử dụng vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn, chân thật của thông tin.

 

3. Lưu trữ dữ liệu nhiều nơi với nhiều hình thức: Để đề phòng những rủi ro hiểm họa do thiên tai, sự cố bất ngờ… thì việc lưu trữ dữ liệu trong thương mại điện tử ở nhiều nơi với nhiều hình thức là việc làm rất có ý nghĩa. Việc làm này tạo sự an toàn và liên tục trong hoạt động kinh doanh trên mạng.

 

4. Cài đặt các phần mềm chống virus tấn công: Để chống sự tấn công của virus máy tính các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng cần cài đặt những phần mềm chống virus có hiệu quả và thường xuyên cập nhật để chống những virus mới.

 

5. Tham gia bảo hiểm: Để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình giao dịch trên mạng, ngoài áp dụng các biện pháp nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh nên tham gia bảo hiểm các rủi ro trong kinh doanh trên mạng.

 

ĐÌNH MAI (tổng hợp)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek