Thứ Ba, 17/09/2024 03:08 SA
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến các bệnh không lây nhiễm?
Thứ Hai, 04/12/2023 13:03 CH

Bác sĩ kiểm tra nhịp tim một bệnh nhân đang tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Ảnh: YÊN LAN

Biến đi khí hu (BĐKH) nh hưởng đến sc khe, gây bnh cho con người; nguy him hơn là gây dch bnh, đã và đang đe da đến sc khe ca toàn nhân loi. Tuy nhiên, BĐKH nh hưởng như thế nào đến các bnh không lây nhim (NCDs) thì ít tài liu đ cp đến.

 

Gần đây, bộ phận tin tức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học về mối tương quan giữa BĐKH với NCDs.

 

BĐKH là mối đe dọa lớn nhất mà loài người phải đối mặt và chúng ta phải sẵn sàng các biện pháp ứng phó khẩn cấp với các nguyên nhân gây hại cho sức khỏe do BĐKH gây ra. BĐKH tác động đến đời sống con người bằng nhiều cách, làm thay đổi các thành phần thiết yếu cho sức khỏe như không khí, nước sạch, cung cấp thực phẩm dinh dưỡng và chỗ ở an toàn...

 

NCDs đã giết chết 41 triệu người mỗi năm. Mỗi năm có 17 triệu người chết do NCDs trước 70 tuổi; 86% trường hợp chết sớm và 77% chết do NCDs ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Bệnh tim mạch chiếm đa số các trường hợp tử vong do NCDs với khoảng 17,9 triệu người, tiếp theo là ung thư: 9,3 triệu người, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): 4,1 triệu người và đái tháo đường (suy thận do đái tháo đường): 2 triệu người. Bốn bệnh này gây nên 80% trường hợp chết sớm mỗi năm.

 

Hai cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn hiện nay là BĐKH và NCDs đang đan xen với nhau. Chúng làm xói mòn lợi ích phát triển sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tác động đến người nghèo và người yếu thế một cách nặng nề nhất. Hành động để giải quyết cả hai cuộc khủng hoảng này có tác động hỗ trợ lẫn nhau.

 

Tác động của BĐKH dẫn đến tử vong và bệnh từ sự gia tăng tần suất các sự cố về thời tiết như nắng nóng, bão, lụt, chuỗi cung ứng thực phẩm bị gián đoạn... tăng nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người qua thực phẩm, qua nước và gia tăng các véc tơ truyền bệnh, vấn đề về sức khỏe tâm thần...

 

Chúng ta phải cung cấp thông tin cho mọi người dân về tác động của BĐKH đến sức khỏe, đặc biệt là đối với NCDs. Hai trong số các nội dung hướng dẫn được WHO cung cấp tập trung vào thông tin về tử vong do NCDs và các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm.

 

Một số tác động cụ thể như: Nắng nóng dễ gây đột quỵ ở bệnh nhân tim mạch; ô nhiễm không khí làm gia tăng đột quỵ, bệnh tim mạch, hen phế quản, COPD, ung thư phổi; hỏa hoạn gây ngạt, bỏng, bệnh tim, bệnh về hô hấp, sức khỏe tâm thần, phá hủy cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhà cửa; hạn hán gây mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm thần; lụt lội làm gián đoạn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mất nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, mất an ninh lương thực và gia tăng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thảm họa về thời tiết làm gia tăng thương tích và tử vong...

 

WHO cảnh báo các khu vực chịu tác động nhiều của BĐKH đến sức khỏe nói chung, NCDs nói riêng là châu Phi, châu Mỹ, Trung Cận Đông, châu Âu, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Từ đó, WHO kêu gọi mọi người, mọi quốc gia hành động thiết thực giảm thiểu tác hại của BĐKH nhằm cải thiện sức khỏe cho mọi người.

 

Cụ thể là bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo quyền được hít thở không khí trong lành và sử dụng nước sạch; sử dụng năng lượng sạch; thúc đẩy cung cấp thực phẩm an toàn; xây dựng thành phố, đô thị đáng sống; ngừng tài trợ cho các dự án có thể gây ô nhiễm; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng...

 

Bên cạnh đó, WHO xây dựng kế hoạch toàn cầu ngăn ngừa và kiểm soát NCDs giai đoạn 2013-2030 với những hoạt động cụ thể như: Lập bản đồ và xây dựng kế hoạch hành động toàn cầu về phòng chống NCDs 2013-2030; tập trung hạn chế tác động của BĐKH đến bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, đột quỵ, COPD, đái tháo đường...

 

Việt Nam được cảnh báo là một trong những khu vực chịu tác động mạnh của BĐKH. Vài chục năm gần đây, NCDs - nhất là đái tháo đường - tăng nhanh, tạo nên thách thức cho sức khỏe của người dân và cộng đồng. Vì vậy chúng ta cần hành động mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn trong việc triển khai các biện pháp giảm thiểu tác hại của BĐKH và phòng chống NCDs, nhất là 4 bệnh: tim mạch, ung thư, COPD và đái tháo đường.

 

BS NGUYN VINH QUANG

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek