Thứ Tư, 09/10/2024 01:31 SA
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012:
Thận trọng với những ngành “hút” thí sinh
Chủ Nhật, 11/03/2012 14:00 CH

Kết quả tuyển sinh ba năm gần nhất cho thấy nhóm ngành kinh doanh vẫn chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh. Do bị cuốn vào “ảo giác”, hấp dẫn của nhóm ngành học này nên không ít thí sinh chưa tìm hiểu kỹ đặc thù của nó có phù hợp với khả năng của mình hay không.

tu-van-8120211.jpg

Chuyên gia tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: M.THÚY

“NÓNG” NHÓM NGÀNH KINH DOANH

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết quả tuyển sinh ba năm gần nhất cho thấy nhóm ngành kinh doanh chiếm thứ hạng cao nhất trong sự lựa chọn của thí sinh. Năm 2011, có 10,98% thí sinh dự thi vào nhóm ngành kinh doanh, trong khi đó năm 2010, tỉ lệ này là 12,4%. Nhóm ngành kén thí sinh nhất là y dược năm 2011 đã nhảy lên vị trí thứ 7, tăng 1,2 lần so với năm 2010. Nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống đã lên tới vị trí thứ 8 năm 2011 so với vị trí 17 năm 2010. Ngành Kế toán - kiểm toán có 8,4%-9,0% thí sinh dự thi; ngành Luật có 2,8%-3% thí sinh dự thi. Cùng với quản trị kinh doanh, ngành công nghệ thông tin mặc dù nằm trong tốp 5 ngành học được thí sinh lựa chọn nhiều nhất nhưng đang có xu hướng giảm từ năm 2009 đến 2011.

Mặc dù công tác hướng nghiệp đã có tác động nhiều đến động cơ chọn ngành thi của thí sinh, nhiều thí sinh đã có sự cân nhắc, chọn lựa ngành nghề theo sở thích và năng lực, nhưng cũng còn nhiều thí sinh chọn những ngành dễ học hoặc chọn những trường, ngành năm trước có điểm chuẩn thấp, tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi trên chỉ tiêu thấp hoặc những ngành học mới để hy vọng cơ hội trúng tuyển cao hơn. Tuy nhiên, các ngành liên quan đến kinh tế, kinh doanh vẫn là nhóm ngành có lượng thí sinh dự thi đông nhất. Thầy Châu Minh Quí, Trường đại học Tài chính Maketing cho biết, Quản trị kinh doanh là ngành có sức hút nhất trong nhóm ngành kinh tế, hầu hết các trường ĐH, CĐ trong cả nước đều có ngành học này. Sở dĩ ngành học này “hút” thí sinh là vì sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có đầu ra rất rộng, các em có thể làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý kinh doanh, các tổ chức xã hội và phi chính phủ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì nhóm ngành này hiện nay có vẻ đã bão hòa. Do vậy, thí sinh phải đặc biệt chú ý xem ngành mình lựa chọn có dễ kiếm việc làm trong vòng 4-5 năm tới, tức là sau khi thí sinh tốt nghiệp thì ngành mình học còn “hot” hay không.

Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị... vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai, song tiêu chí quan trọng đối với các nhà tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, khả năng tiếng Anh, khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính.

hoc-sinh120311.jpg
Học sinh cần thận trọng khi đăng ký dự thi vào những ngành học có đông thí sinh dự thi - Ảnh: T.HẰNG

LÀM MỚI NGÀNH HỌC ĐỂ “HÚT” THÍ SINH

Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, ngoài khối ngành kinh tế, trong những năm tới, theo những xu hướng chung, khi ngành thời thượng giảm dần độ nóng thì những ngành học lạ sẽ chiếm ưu thế khi chúng ta có những quy hoạch ngành nghề rõ nét hơn theo các vùng miền. Các chuyên gia tư vấn dự báo những ngành sinh học bao gồm Công nghệ sinh học, Môi trường, Dược liệu,… sẽ cho sinh viên một nghề nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

PGS, TS Đặng Văn Tịnh, Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết: “Trong khi những ngành nghề được coi là “nóng” như kinh tế, tài chính, ngân hàng, y dược… được tư vấn nhiều nhất thì một số ngành nghề khác xã hội cũng rất cần nhưng lại ít được các chuyên gia hướng nghiệp chuyên sâu. Do tư vấn chưa sâu và chưa thấm vào học sinh, nên có không ít ngành nghề mới mở ra chiêu sinh không đủ chỉ tiêu. Mặt khác, do bị cuốn vào “ảo giác”, hấp dẫn của những ngành học “nóng” trong khi bản thân thí sinh chưa tìm hiểu kỹ đặc thù của nó có phù hợp với khả năng của mình hay không”. Còn theo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Bách Việt, năm nay trường mở thêm 2 chuyên ngành mới của ngành Thư ký văn phòng là Thư ký giám đốc, Quan hệ công chúng và lễ tân. Để “kéo” học sinh dự thi các ngành học mới nhà trường sẽ tổ chức tăng thêm những học phần phù hợp với xu hướng mới, tăng thêm thời lượng thực tế, thực hành như đưa sinh viên đi tham quan các loại hình về hành chính tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh nhận định, sở dĩ thí sinh cứ đổ xô vào một số nhóm ngành “hot”, một phần do định hướng nghề nghiệp của học sinh chưa tốt, nhưng không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan từ phía các trường ĐH, CĐ. Vì sao các ngành học mất dần sức hút trong khi xã hội đang rất cần? Đó là vì việc đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.

Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, trách nhiệm của thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm nay được quy định rất chặt chẽ. Cụ thể, thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi; xuất trình Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước); nhận Thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi không kiêm thẻ dự thi); nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi. Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học,... thí sinh phải báo cáo hội đồng tuyển sinh để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.

Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổi sau. Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; xuất trình Giấy chứng minh thư khi giám thị yêu cầu; chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu,

THÚY HẰNG

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek