Tại các xã biển của Phú Yên, địa phương đã có cách làm rất sáng tạo và hiệu quả khi tổ chức đưa thông tin về bầu cử đến người nuôi tôm và đánh bắt thủy sản trên biển thông qua sóng phát thanh, bộ đàm và các tổ tàu thuyền an toàn.
Người nuôi tôm ở xã Hòa Hiệp |
Từ hơn tháng nay, trong chiếc chòi canh tôm của mình ở đồng Cương, anh Nguyễn Hồng Huy, một thanh niên trẻ ở thôn Đa Ngư (xã Hòa Hiệp
Không riêng gì anh Huy, ở vùng nuôi tôm này, sau mỗi buổi cho tôm ăn, xử lý hồ, rảnh tay là anh em, chú cháu lại ngồi nhau bàn chuyện làm ăn. Bên chén nước trà, bà con cùng bàn bạc, trao đổi sôi nổi về các ứng cử viên ứng cử tại địa phương mình để có lựa chọn cho phù hợp. Hòa Hiệp Nam địa phương nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh, tiêu chí để bà con lựa chọn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tại địa bàn là phải am hiểu tình hình thực tế của địa phương, tâm huyết với nhân dân và nói được tiếng nói, nguyện vọng của dân. Ông Trần Ngược ở xã Hòa Hiệp
Ở vùng biển Phú Yên, việc tuyên truyền bầu cử cũng rất đặc biệt. Hiện đang là lúc đánh bắt chính vụ, hầu hết ngư dân đều trên biển. Để thông tin đến được với ngư dân, các địa phương đã đưa tài liệu bầu cử xuống các chi hội nông, ngư dân để tổ chức họp dân theo từng buổi. Tổ lưới rút, xuồng nước chuyên hoạt động vào ban ngày thì sẽ họp dân ban đêm; ngược lại những tổ như lưới trủ đêm, lưới vây... chuyên đánh bắt vào ban đêm thì sẽ tổ chức họp dân vào ban ngày. Mặt khác, khi hành nghề trên biển, anh em theo dõi thông tin qua sóng phát thanh và hệ thống bộ đàm. Không chỉ thông báo với nhau về các luồng cá, hầu hết các thuyền đều gắn với bộ đàm được mở thông với nhau, trao đổi với nhau về các ứng cử viên để có lựa chọn sáng suốt khi thực hiện quyền công dân của mình vào ngày 22/5 sắp tới. Ông Lê Văn Hay, ngư dân Phú Thọ 3 (xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) cho biết: Tôi làm nghề lưới rút, suốt ngày trên biển, ban đêm về đến nhà thì tivi, đài điện cũng hết nên 4g sáng là đã mở đài để nghe, tụi tui còn thu lại các tiểu sử ứng cử viên để nghiên cứu. Mỗi phương tiện thường có 8-10 anh em, sau khi đánh bắt, mỗi bữa cơm anh em bạn thuyền lại ngồi bên nhau râm ran chuyện bầu cử, vì vậy thông tin được các ngư dân nắm rất chắc”.
Một cách làm khác để đưa thông tin bầu cử đến với ngư dân là tuyên truyền qua các tổ tàu thuyền an toàn. Phú Yên có trên 100 tổ tàu thuyền an toàn, thông thường tổ trưởng, tổ phó sẽ đảm nhiệm vai trò tuyên truyền viên về bầu cử của tổ. Các thuyền trưởng sẽ thông tin lại cho anh em bạn thuyền mình trong suốt hành trình trên biển. Nói như anh Nguyễn Hữu Dương, tổ phó Tổ tàu thuyền an toàn số 1, xã Hòa Hiệp Trung: “Dù ở trên biển nhưng có thể nói chuyện gì trên bờ anh em chúng tôi cũng biết, chuyện bầu cử lại càng hiểu rõ hơn. Tôi được biết, ngày 22/5 tại các làng biển, những tổ lưới rút sẽ được bố trí bỏ phiếu sớm để kịp cho anh em đi biển. Các thuyền cùng tổ sẽ bố trí so le nhau, thuyền đi trước canh luồng cá, anh em thuyền sau ở nhà thực hiện quyền công dân của mình”.
Tất cả ngư dân mong muốn tự tay mình cầm lá phiếu, lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, tâm huyết với nhân dân vào Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Chiếu phim tuyên truyền bầu cử Ngày 6/5, ông Võ Xuân Thống, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Phú Yên, cho biết trung tâm đang tổ chức 4 đội chiếu bóng lưu động về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh để chiếu phim chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và tuyên truyền về bầu cử. Hiện trung tâm đang chiếu 2 bộ phim Muối Bác Hồ (phim truyện video) do Hãng phim Giải phóng sản xuất và 65 năm Quốc hội Việt Nam (phim tài liệu video) do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. Ngoài ra, từ ngày 15/5 đến 22/5, trung tâm tổ chức đợt chiếu phim đặc biệt chào mừng bầu cử theo thông báo của Cục Điện ảnh. Những bộ phim được chọn chiếu gồm: Những bức thư từ Sơn Mỹ (phim truyện nhựa), Đường lên chiến khu” (phim truyện video). KIM CHI
LÊ BIẾT