Thứ Sáu, 04/10/2024 02:26 SA
Hỏi đáp về bầu cử Quốc hội
Thứ Sáu, 22/04/2011 13:00 CH

Câu 39: Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội?

 

Trả lời: Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 

- Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử, Tổ bầu cử;

 

- Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;

 

- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;

 

- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi danh sách trích ngang và tiểu sử tóm tắt của những người được giới thiệu ứng cử và những người dự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 

- Nhận tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử;

 

- Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo Hội đồng bầu cử;

 

- Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;

 

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử, Tổ bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội;

 

- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;

 

- Thông báo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;

 

- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của Hội đồng bầu cử;

 

- Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử;

 

- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử.

 

Câu 40: Ban bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Ban bầu cử được quy định như thế nào?

 

Trả lời: Chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử từ chín đến mười lăm người, gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Thư ký và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

 

Câu 41: Ban bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

 

Trả lời: Ban bầu cử có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 

- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử;

 

- Kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;

 

- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;

 

- Phân phối tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội cho các Tổ bầu cử chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bầu cử.

 

- Niêm yết danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội trong đơn vị bầu cử;

 

- Chỉ đạo, kiểm tra công việc bầu cử đại biểu Quốc hội tại các phòng bỏ phiếu;

 

- Nhận và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội do các Tổ bầu cử gửi đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử để gửi đến Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

 

- Nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử;

 

- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

 

- Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 

- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Quốc hội.

 

Câu 42: Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Tổ bầu cử được quy định như thế nào?

 

Trả lời: Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử từ mười một đến hai mươi mốt người, gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa phương.

 

(Còn nữa)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek