Từ nhận thức và kết quả hoạt động thực tiễn, có thể khái quát một số quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc ở nước ta:
- Bình đẳng dân tộc chỉ có thể được thực hiện khi dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do, đất nước ta được thống nhất. Bình đẳng dân tộc luôn gắn bó mật thiết với sự nghiệp giải phóng và giữ vững nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
- Đoàn kết các dân tộc phải trên cơ sở bình đẳng dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Suy cho cùng, thực chất là quyền bình đẳng của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong thực tế.
Lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số – Ảnh: D.T.X
- Bình đẳng và đoàn kết dân tộc gắn liền với tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.
- Vấn đề dân tộc không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải có thời gian, qua quá trình bằng nhiều giai đoạn với những bước đi thích hợp để từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trên từng vấn đề cụ thể giữa các dân tộc.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã chỉ rõ: Phải tránh những sai lầm giáo điều, rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những nội dung và hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc. Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra các đặc trưng về mối quan hệ dân tộc: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Đại hội VIII của Đảng xác định: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Đảng ta cũng đã xác định ba mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới. Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch vững mạnh.
Bước sang thế kỷ 21, Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Đại hội IX (năm 2001): “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã ghi rõ: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.
Vấn đề dân tộc ở nước ta cùng với các vấn đề về đoàn kết các dân tộc và công tác dân tộc ngày càng được Đảng ta xác định, bổ sung và khẳng định toàn diện, đầy đủ hơn: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn” (Đại hội VIII). Tiếp đó là “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” (Đại hội IX, sau đó Hội nghị Trung ương bảy khóa IX (tháng 1-2003) xác định: “Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng”.
Đại hội X (tháng 4-2006): “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta”. Đó là những định hướng hết sức quan trọng cho việc hoạch định chính sách dân tộc và thực hiện công tác dân tộc. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở nước ta là đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, từ đó xây dựng các chính sách dân tộc phù hợp và đưa các chính sách đó vào thực tế, nhằm khai thác mọi tiềm năng đất nước để phục vụ nhân dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đưa đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, thực hiện cho được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó chính là thực tiễn sinh động khẳng định ở nước ta, “các dân tộc trong đại gia đình Việt
TS BẾ TRƯỜNG THÀNH
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc