KHÁI LƯỢC VỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC
Đại lễ Tam hợp Đức Phật (Đại lễ Vesak) bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo Ấn Độ. Người Ấn Độ có tín ngưỡng Phật giáo xem tháng Vesak (tên gọi tháng tư của năm theo lịch Ấn Độ) là tháng linh thiêng, bởi vào ngày trăng tròn của tháng này đã diễn ra 3 sự kiện trùng lặp gắn với thân thế, sự nghiệp của Đức Phật (Phật đản, Phật thành Đạo, Phật nhập Niết bàn).
Tổng Bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt |
Đại lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak tương đương với tháng 5 dương lịch. Từ xa xưa, Đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại một số nước Phật giáo như SriLanka, Thái Lan… Tại Việt
Nhằm tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, theo đề nghị của 34 nước trên thế giới, ngày 15/12/1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54 đã chính thức công nhận Đại lễ Tam hợp Đức Phật hay Đại lễ Vesak là ngày lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc (LHQ), được tổ chức hàng năm tại trụ sở LHQ và các trung tâm của LHQ từ năm 2000 trở đi. Tới Việt
CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ NĂM 2008 * Thời gian: Đại lễ Phật đản LHQ 2008 diễn ra từ 13 đến 17/5/2008. * Địa điểm: Lễ khai mạc, lễ bế mạc, các hoạt động hội thảo, văn hóa nghệ thuật của Đại lễ Phật đản LHQ 2008 đều diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội). * Thành phần: Tham dự dự kiến khoảng trên 70 quốc gia. Tổng số đại biểu trong và ngoài nước khoảng 3.500 người, bao gồm: - Đại biểu ngoài nước (2.000 người): Mỗi đoàn đều có thành viên chính thức và dự thính. Thành viên chính thức 600 đại biểu được bảo trợ toàn bộ đi lại, ăn, nghỉ trong thời gian dự Đại lễ; thành viên dự thính bảo trợ ăn, đi lại trong nước; tự túc nghỉ, đi lại quốc tế. - Đại biểu Phật giáo trong nước (1.500 người): Đại biểu Phật giáo thuộc Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương được bảo trợ toàn bộ đi lại, ăn, nghỉ trong thời gian diễn ra đại lễ. Tăng ni, phật tử tiêu biểu các địa phương được bảo trợ ăn, ở, tự túc đi lại từ các địa phương lên Hà Nội.
Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức thể hiện rõ các phương diện, đó là:
* Phương diện tín ngưỡng: Đại lễ Phật đản chính là sự tập hợp của đông đảo những người có cùng đức tin vào Phật giáo, tin vào tương lai tốt đẹp của con người là hòa bình, hữu nghị, an lạc. Để phấn đấu vì xã hội như thế, những người có cùng niềm tin tập trung về Việt Nam dự Đại lễ Phật đản LHQ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của Việt Nam từ 13-17/5/2008 dưới hình thức một đại lễ tập trung và trọng thể.
* Phương diện văn hóa: Đại lễ Phật đản LHQ được thừa nhận là ngày quốc tế của LHQ về tôn giáo và văn hóa nên yếu tố văn hóa của lễ hội được quan tâm đặc biệt. Đại lễ Phật đản LHQ là nơi hội tụ bản sắc văn hóa của các nước trên thế giới, cũng như phong cách và thái độ ứng xử văn hóa của các cá nhân và xã hội; bao gồm nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm văn hóa Phật giáo, triển lãm văn hóa Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hội chợ văn hóa và ẩm thực, xe hoa diễu hành, trang hoàng cờ phướn Phật giáo, lồng đèn, hoa đăng, tạo sự hoành tráng của một lễ hội Phật giáo đa sắc màu.
* Phương diện khoa học: Các chủ đề hội thảo khoa học Phật giáo đóng góp cho đời sống nhân loại là trọng tâm của Đại lễ Phật đản LHQ, quyết định những giá trị nội dung và những đóng góp thiết thực của đại lễ. Chủ đề hội thảo Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 gắn liền với truyền thống và bản sắc văn hóa của Việt Nam và đạo Phật Việt Nam nhằm khẳng định sự đóng góp của đất nước và Phật giáo Việt Nam về các giá trị LHQ quan tâm.
* Phương diện tu tập: Một trong những nội dung quan trọng của Đại lễ Phật đản LHQ là tổ chức các khóa tu. Có hai loại khóa tu: Một là, khóa tu dành cho gia đình Phật tử, một hình thái Phật giáo nhập thế, mang đậm nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam mà các quốc gia phật giáo khác không có; Hai là, khóa tu dành cho người nước ngoài và người địa phương trước và sau Đại lễ Phật đản theo truyền thống các Đại lễ Phật đản.
* Phương diện du lịch văn hóa tâm linh, quảng bá hình ảnh Việt
Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHÍNH PHỦ VIỆT
* Ý nghĩa tâm linh: Thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm Phật sự của nhiều phái đoàn Phật giáo thế giới với gần 100 quốc gia; đồng thời thực hiện các nghi thức hành trì của các tông môn pháp phái Phật giáo trên khắp thế giới; tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hòa bình, an lạc và hữu nghị.
* Ý nghĩa đối với các tổ chức Giáo hội: Là cầu nối giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới, là cơ hội để Phật giáo khắp thế giới tập hợp nhau lại, cùng nhau xây dựng cuộc sống hữu nghị, hòa bình vì hạnh phúc của con người. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt
* Ý nghĩa Văn hóa: Đại lễ Phật đản LHQ là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hóa, cơ hội cho giao lưu, học hỏi tinh hoa văn hóa các nước; đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hóa Phật giáo cấp thế giới và quốc gia.
* Ý nghĩa học thuật: Gắn liền với chủ trương của LHQ và mối quan tâm của quốc gia tổ chức, các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới và Tuyên bố Hà Nội là sự đóng góp vào giải pháp về các vấn đề đời sống xã hội toàn cầu.
* Ý nghĩa chính trị, kinh tế: Tạo hình ảnh tốt đẹp đối với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt
Phật tử và du khách nô nức về dự lễ hội chùa Đá Trắng - Ảnh: L.MINH |
CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008 CỦA VIỆT
Ngay sau khi LHQ công nhận Việt Nam là nước đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2008, để đảm bảo cho đại lễ được thành công tốt đẹp, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Ban Điều phối Quốc gia tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam gồm đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản LHQ (IOC) và một số cơ quan Nhà nước. Giúp việc cho Ban Điều phối quốc gia có 7 tiểu ban, trong đó GHPGVN và IOC trực tiếp đảm nhận 4 tiểu ban là Tiểu ban Lễ nghi – Văn hóa, Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Lễ tân – Giáo tế và Tiểu ban Trang trí – Khánh tiết. 3 tiểu ban còn lại do các cơ quan Nhà nước chủ trì gồm: Tiểu ban Tuyên truyền, Tiểu ban An ninh và Tiểu ban Hậu cần. Trong hoạt động của từng Tiểu ban có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, GHPGVN và IOC. Các Tiểu ban đã và đang khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ và chức trách để đảm bảo Đại lễ Phật đản LHQ 2008 diễn ra thành công. GHPGVN đã có Thông bạch số 10/TB/HĐTS ngày 7/1/2008 và văn bản số 84/CV/HĐTS ngày 25/2/2008 hướng dẫn chi tiết Phật giáo các tỉnh, thành thực hiện tổ chức hoạt động hưởng ứng Đại lễ Phật đản 2008 và tổ chức Đại lễ Phật đản theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam.
Ban Tôn giáo Chính phủ có văn bản số 67/BĐPQG-PG ngày 4/2/2008 gửi UBND, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động phối hợp giúp Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo địa phương tổ chức tốt Đại lễ Phật đản 2008 theo tinh thần Thông bạch của GHPGVN, đảm bảo trang trọng, an toàn và đúng pháp luật.
Tổ chức IOC liên hệ với Phật giáo các nước, làm đầu mối trong trao đổi về tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam, chuẩn bị danh sách khách mời quốc tế, hướng dẫn, giúp đỡ các vị này trong thời gian ở Việt Nam. GHPGVN cũng đã thành lập Ban Vận động tài trợ, ủng hộ cho việc tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà hảo tâm đã đăng ký hỗ trợ tài vật với tình cảm rất thiện chí, với mong muốn góp phần vào thành công của Đại lễ.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008 TẠI VIỆT
Đại lễ Phật đản LHQ 2008 diễn ra tại Việt
Khai mạc đại lễ sáng ngày 14/5/2008 và bế mạc vào chiều ngày 16/5/2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Trong ngày khai mạc sẽ diễn ra các hoạt động chính, như: Phát biểu của Chủ tịch IOC, diễn văn khai mạc của Lãnh đạo Nhà nước CHXHCNVN; thông điệp của Tổng thư ký LHQ, của nguyên thủ quốc gia, các đại sứ và lãnh tụ các giáo hội Phật giáo thế giới; thuyết trình về Phật giáo với vấn đề công bằng, dân chủ và vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh, xây dựng thế giới hòa bình, an lạc.
Trong những ngày diễn ra Đại lễ, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình sẽ có các cuộc hội thảo chuyên đề nhóm, thảo luận mở, chuyên đề đặc biệt: “Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số” và thuyết trình đặc biệt về chủ đề “Sự đóng góp của Phật giáo về kinh tế và phát triển phúc lợi”.
Cùng với các hoạt động trên, Đại lễ Phật đản LHQ 2008 còn có các hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hội chợ; rước xe hoa, thả đèn lồng, thắp nến cầu nguyện hòa bình…; thăm quan thắng cảnh, chiêm bái thắng tích Phật giáo tại Yên Tử, di sản văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); khu du lịch văn hóa Phật giáo Bái Đính, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
SỰ CHIA SẺ VÀ CỘNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 2008 TẠI VIỆT
Đại lễ Phật đản LHQ 2008 không chỉ là một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế được LHQ công nhận và cổ súy mà còn là dịp để tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, cũng như giữa phật tử Việt Nam với phật tử các nước trong khu vực và trên thế giới, vì hòa bình, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội, đồng thời góp phần làm phong phú thêm sắc thái trong các hoạt động văn hóa của LHQ nhằm thúc đẩy xu thế hòa giải, hòa hợp và đối thoại vì những giá trị nhân bản của con người. Chính phủ Việt
Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa mừng Đại lễ Phật đản LHQ 2008 Chiều qua (9/5), Ban tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2552 (DL2008) tỉnh Phú Yên cho biết, mừng Đại lễ Phật đản LHQ 2008 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và các huyện, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Tối 18/5 (14/4 VŨ HOÀNG