Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Belarus A.Lukashenko, hai nước đã ký tuyên bố chung, các hiệp định lãnh sự, hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch, bảo vệ thực vật; dầu khí và hóa dầu cùng các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực kiểm toán, thể thao du lịch…
Tuyên bố chung giữa CHXHCN Việt
1. Hai bên bày tỏ sự hài lòng về sự phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Belarus thông qua việc tiến hành các cuộc đối thoại chính trị cấp cao và trao đổi đoàn thường xuyên giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước. Đồng thời khẳng định, quan hệ hai nước còn nhiều tiềm năng và mong muốn sử dụng những tiềm năng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ đối tác song phương lâu dài trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân Việt
2. Hai bên hài lòng về sự phát triển năng động, tích cực trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương, cũng như việc thành lập các cơ cấu tổ chức thực hiện quan hệ hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, kỹ thuật quân sự và trong các lĩnh vực khác.
3. Hai bên khẳng định mong muốn mở rộng trao đổi thương mại và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực khác như chế tạo máy, nông nghiệp, điện tử, khai khoáng, hóa dầu…
4. Hai bên cho rằng, tổ chức các cuộc gặp thường xuyên giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước.
5. Hai bên đánh giá cao hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, cho rằng cần có biện pháp thiết thực nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế hợp tác này. Hai bên cũng ghi nhận sự phát triển năng động, tích cực trong hợp tác trên các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hóa và hợp tác địa phương giữa hai nước.
6. Phía Việt Nam đánh giá cao việc Cộng hòa Belarus luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở Belarus, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
7. Hai bên nhấn mạnh sự nhất trí về quan điểm trên các vấn đề quốc tế quan trọng, ủng hộ việc hình thành một trật tự thế giới công bằng, trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tuân thủ các chuẩn mực của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, thừa nhận sự đa dạng về con đường phát triển của các nước như là giá trị bất biến của nền văn minh nhân loại.
Hai bên kêu gọi không sử dụng vũ lực trực tiếp hay gián tiếp hoặc thúc đẩy các biện pháp cưỡng chế kinh tế đơn phương, gây áp lực trong quan hệ quốc tế, trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
8. Hai bên thừa nhận vai trò chủ đạo của Liên Hợp Quốc như một tổ chức quốc tế đa năng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục phối hợp hành động và hợp tác chặt chẽ của hai nước trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác. Hai bên nhất trí cho rằng, cải tổ Liên Hợp Quốc sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hai bên cho rằng, hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của Liên Hợp Quốc và nhu cầu dân chủ hóa hoạt động của các cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc. Hai bên ủng hộ quan điểm cần tăng thêm tính đại diện của các nước đang phát triển tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
9. Lãnh đạo hai nước khẳng định mong muốn tiếp tục hợp tác trong cuộc đấu tranh chống những nguy cơ và thách thức mới mang tính toàn cầu. Trong đó, chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện của nó là một nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh thế giới. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố cần được tiến hành thường xuyên và không được áp dụng các chuẩn mực và quan điểm kép.
10. Phía Việt
Theo VOV