Quá trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định
Phái đoàn Việt
Sau năm 1954, thực hiện âm mưu xâm lược nước ta và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở Đông Dương, Mỹ hất cẳng Pháp, can thiệp vào Việt Nam, xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, ủng hộ, giúp đỡ Ngô Đình Diệm lập chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Diệm – Nhu đã dồn dân lập ấp chiến lược, khủng bố dã man những người kháng chiến, gây lòng hận thù trên khắp miền
Trước tình thế đó, Mỹ đã tăng cường viện trợ kinh tế, phương tiện chiến tranh, tăng cường cố vấn, thực hiện cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Cuộc chiến tranh này của Mỹ - ngụy nhanh chóng bị quân, dân miền
Ngày 13/5/1968, diễn ra cuộc đàm phán chính thức hai bên, giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Chính phủ Hoa Kỳ, họp phiên đầu tiên ở Paris. Phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là: trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan hai bên.
Hội nghị hai bên ở Paris sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ Việt Nam tiến công trực diện Mỹ về ngoại giao trên bàn Hội nghị. Trong quá trình đấu tranh đó, phái đoàn ta luôn nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta; lên án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, hành động Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ; đòi Mỹ rút quân và chư hầu ra khỏi Việt Nam; chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam; từ bỏ ngụy quân Sài Gòn; đáp ứng lập trường của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trước quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn ta, những thiệt hại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày 1/11/1968, Giôn- xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Paris để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh giữa ta và Mỹ xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất Hội nghị Bốn bên bao gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà (chính quyền Sài Gòn).
Diễn biến hội nghị về ký kết Hiệp định Paris
Ngày 18/1/1969 diễn ra cuộc họp trù bị. Ngày 25/1/1969, Hội nghị 4 bên về Việt
Trong hai năm 1970-1971, trên chiến trường cả ta và địch đều tìm mọi cách vượt qua những khó khăn, xoay chuyển tình thế, cố giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đo slàm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta bên bàn đàm phán.
Để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11/1972, Nich-xơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng với ta và xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đầu tháng 10/1972, phái đoàn Mỹ đến
Thoả thuận xong, Mỹ dây dưa trì hoãn việc ký kết. Họ đòi ta phải thảo luận thêm, đòi xem xét lại và thay đổi một số điều khoản quan trọng nhằm có lợi cho họ. Mỹ trì hoãn ký kết Hiệp định còn nhằm có thêm thời gian chuyên chở vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho quân đội Sài Gòn để chúng có thể đứng vững sau khi Mỹ rút quân.
Để ép ta nhân nhượng và ký một hiệp định do Mỹ đưa ra, Ních-xơn âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định. Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm cuối năm 1972 là nhằm mục đích đó. Nhưng cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mỹ đã bị quân đội và nhân dân Việt
Sau khi buộc phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống miền Bắc, Mỹ cử đại diện đến
Ngày 2/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Paris, gồm đại biểu của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia ký Hiệp định và bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hungary, Indonesia), với sự có mặt của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc. Tất cả các nước tham dự Hội nghị đã ký vào bản Định ước công nhận về mặt pháp lý quốc tế Hiệp định
Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Đơn vị cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ rút khỏi miền Nam Việt
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 23/1/1973 giữa đại diện hai Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ, được ký chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ trưởng đại diện các chính phủ tham dự Hội nghị (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam cộng hoà) tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe (Paris). Hiệp định
Trong thời gian khoảng 5 năm, Hiệp định Paris đã trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ, trước sau vẫn nêu quan điểm “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có tại miền Nam) “cùng rút quân”.
Hiệp định
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương