* Các Bộ trưởng Thương mại ASEAN kêu gọi đẩy nhanh hội nhập kinh tế toàn khối
Chiều 18/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 diễn ra tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về kinh doanh và đầu tư với chủ đề: “Một ASEAN ở trung tâm của châu Á năng động”, do Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN tổ chức. Thủ tướng khẳng định thông điệp: ASEAN ổn định và phát triển là điều kiện để Việt
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 18/11. - Ảnh TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sự liên kết kinh tế trong nội khối ASEAN và sự hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài đã góp phần xây dựng châu Á trở thành một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu và ASEAN là một trong những khu vực phát triển năng động. Thủ tướng nêu rõ kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế và thương mại. Thủ tướng dẫn chứng thị trường thương mại nội khối ASEAN mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại của cả khối. Mặt khác, từng nền kinh tế ASEAN chưa thực sự là những nền kinh tế lớn mạnh. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN với đối tác bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn, có vị trí ngày càng quan trọng. ASEAN đã khởi động các tiến trình liên kết kinh tế rộng hơn thông qua đàm phán xây dựng các khu vực mậu dịch tự do với một loạt đối tác quan trọng. Thủ tướng khẳng định Việt
Đề cập đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Thủ tướng cho rằng ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy nhanh các liên kết kinh tế nội khối, tích cực đàm phán với các đối tác ngoài ASEAN để hình thành các khu vực mậu dịch tự do rộng lớn hơn. Cụ thể, phấn đấu từ năm 2010 đến năm 2020 dần hình thành các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia + New Zealand và EU. Đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn và quan trọng khác như Hoa Kỳ, Cộng hoà liên bang
Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố thứ 3 Thủ tướng đề cập tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong tiến trình khởi động, đàm phán và thực hiện liên kết nội khối cũng như các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các đối tác là rất quan trọng. Do vậy, chính cộng đồng doanh nghiệp là người trực tiếp làm cho các APTA có sức sống và có ý nghĩa”. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sự tham gia của các doanh nghiệp cần được thúc đẩy ở cả hai phía. Một mặt, các Chính phủ cần xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp để xây dựng các khu vực mậu dịch tự do. Mặt khác, chính các doanh nghiệp cũng cần chủ động tham gia vào tiến trình này và khai thác triệt để các cơ hội mà các APTA mang lại.
Ngay tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu về những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế ở Việt Nam, quan điểm và những đóng góp của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các mục tiêu chung của ASEAN. Sau khi nêu bật những yếu tố thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam như Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, là đất nước chính trị, xã hội ổn định, dân số đông, cơ cấu trẻ…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang thực hiện đường lối chính sách đổi mới, mở cửa, tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư một cách bình đẳng, cùng có lợi tại Việt Nam và luôn xem các nhà đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế Việt Nam và luôn đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài như các nhà doanh nghiệp ở trong nước…”.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Khu vực châu Á của Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch và Chủ tịch Tập đoàn xây dựng, bất động sản hàng đầu Singapore CapitaLand đến chào.
Tiếp ông Haruhiko Kuroda, Thủ tướng đề nghị ADB cho Việt Nam được vay từ Quỹ phát triển châu Á để Việt Nam tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông, năng lượng, giáo dục, dạy nghề…. đồng thời duy trì và tăng thêm vốn vay ODA cho Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ mong muốn ADB tuyển dụng thêm nhân viên người Việt vào làm việc tại ADB.
Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda ủng hộ những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nêu rõ: Ngân hàng phát triển châu Á và cá nhân ông sẽ cố gắng làm hết sức mình giúp đỡ Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền kinh tế.
* Cũng trong ngày 18/11, các Bộ trưởng Thương mại các nước ASEAN nhóm họp tại đây đã kêu gọi đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế toàn khối.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda. - Ảnh Web Chính Phủ.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Thương mại Singapore Lim Heng Kiêng cho rằng ASEAN cần phải tiến hành quá trình hội nhập kinh tế trong vòng từ 3-5 năm tới để cạnh tranh với các đối tác đang trỗi dậy. Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Prasidh nhấn mạnh nếu ASEAN không thể bắt đầu thực sự hội nhập nhanh hơn thì khả năng cạnh tranh của khối sẽ sụt giảm, và nếu hội nhập, ASEAN sẽ là một khối có sức cạnh tranh rất lớn. Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Pangestu cũng khẳng định: "Chúng ta cần tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta".
Theo dự kiến, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 13 khai mạc hômm nay (19/11), các nhà lãnh đạo khối sẽ ký bản kế hoạch về việc thành lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, với một thị trường đơn nhất gồm 570 triệu dân.
HOÀNG KIM (Tổng hợp)