Ngày Nhà giáo Việt
Trong lớp lớp người thầy đã dạy cho dân tộc ta có một nền văn hiến lâu đời thì Hồ Chí Minh là một trong những người thầy dạy thực hành siêu việt.
Bác không chỉ nói mà còn cầm tay chỉ việc, dạy cho chúng ta bằng những cử chỉ rất bình thường nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa to lớn và sâu sắc. Tôi xin kể lại trường hợp mà tôi đã thấy.
Năm 1956, sau khi tập kết ra Bắc, tôi được chọn về học Trường sĩ quan lục quân khóa 10. Nhà trường lúc này đặt tại sân bay Bạch Mai ở trung tâm Thủ đô. Ước nguyện mà bất cứ người miền
Với tôi, mong ước đó đến khá sớm. Sau khai giảng vài ngày, chúng tôi được thông báo sẽ có cấp trên về thăm trường. Việc chuẩn bị từ vệ sinh doanh trại đến sắp xếp nội vụ đâu đâu cũng ngăn nắp chu đáo. Ở sân bay, một đường thẳng bằng vôi dài hàng cây số, rồi vạch phân chia các khối, vị trí đứng của từng người cũng được vạch cẩn thận. Chúng tôi đoán chắc là Bác đến thăm trường. Đang hồi hộp chờ đợi và liếc nhìn lên bảng phân công trực nhật ngày hôm sau thấy có tên mình, tôi buồn quá nghĩ: Nếu trực nhật thì phải ở lại doanh trại không đi đón Bác được, biết làm sao đây? Đang lúc phân vân thì gặp đồng chí Ty, anh hùng quân đội ở Điện Biên Phủ, học cùng tiểu đội, tôi đem chuyện này bàn với anh. Anh Ty bảo: “Mình được gặp Bác nhiều lần rồi, mình sẽ trực thế cậu nếu cậu xin được trên cho thay”. Tôi mừng quá chạy ngay lên Ban chỉ huy đại đội trình bày nguyện vọng với đồng chí Chính trị viên và được chấp thuận. Đại đội tập hợp sắp xếp đội hình đón tiếp: Cao trước thấp sau, thành khối 10 hàng ngang, 10 hàng dọc. Tôi ở tiểu đội 9, nếu theo tiểu đội thì tôi ở giữa chắc khó thấy Bác nên tôi lỉnh sang hàng số 1 vì chỉ có ở hàng số 1 thì mới có khoảng trống để nhìn Bác (vì mỗi khối cách nhau ba mét).
Giờ long trọng sắp đến. Anh em ở các hàng giữa và sau các khối đề nghị đồng chí Lê Trọng Tấn, hiệu trưởng, mời Bác đi xe mui trần duyệt binh để mọi người đều thấy. Nhưng đề nghị ấy không được chấp thuận.
Đang bâng khuâng chờ đợi thì một giọng hô dứt khoát mạnh mẽ “Nghi...êm. Nhìn bên trái... chào”. Tôi đánh mặt sang trái. Có bước chân đều và khỏe ở đầu hàng quân, tôi tập trung vào khoảng hở để nhìn Bác rõ hơn:
Bác mặc bộ ka ki trắng, dáng đi nhanh nhẹn...
Chỉ thấy có thế mà sao tim tôi rộn ràng vừa sung sướng vừa nuối tiếc.
Bác về lại khán đài, và có những lời dặn dò mà chúng tôi đều nhớ mãi:
Các chú là học viên cán bộ, các chú phải học thật tốt để xây dựng quân đội ta trở thành một quân đội chính quy, từng bước tiến lên hiện đại để làm tròn hai nhiệm vụ: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và thống nhất nước nhà.
Kết thúc Bác chúc tất cả sức khỏe và hoàn thành nhiệm vụ. Những tiếng hô đều vang lên như sấm: “Hồ Chủ tịch muôn năm, Hồ Chủ tịch muôn năm”.
Đồng chí Lê Quang Hòa, lúc đó là chính ủy nhà trường, lên hứa thực hiện tốt lời Bác dạy, chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu và hô ba lần câu: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Khi đồng chí Hòa bước xuống khỏi bục, tôi thấy Bác kéo tay đồng chí và nhắc:
“Nước Việt
Đảng Lao động Việt
Tiếng nhắc của Bác tuy nhỏ nhưng gần micrô nên ai cũng nghe. Đồng chí Lê Quang Hòa lên bục hô tiếp:
“Nước Việt
Đảng Lao động Việt
Buổi gặp Bác kết thúc, nhưng để lại trong chúng tôi một bài học vô cùng sâu sắc: Tuy là lãnh tụ nhưng Bác không bao giờ muốn cao hơn người khác (không đi xe) và luôn đặt mình sau nước, sau Đảng (cách hô khẩu hiệu).
Nhân Ngày Nhà giáo năm nay, chúng ta nhớ đến Bác - một nhà giáo kiệt xuất, một nhà giáo dạy thực hành siêu việt.
ĐẶNG CA