Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có bài viết nói về vai trò của Liên Hợp Quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt Nam vào công việc của Liên Hợp Quốc. PYO xin giới thiệu nội dung bài viết.
Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc |
Vào những ngày này, chúng ta đang chứng kiến những sự kiện đầy ý nghĩa trong quan hệ Việt
Chúng ta cũng đang cùng các tổ chức LHQ kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam gia nhập LHQ (1977-2007), đồng thời thực hiện thí điểm sáng kiến "Một Liên Hợp Quốc" trong khuôn khổ cải tổ hệ thống phát triển LHQ. Những sự kiện này đang mở ra triển vọng đóng góp lớn hơn nữa của Việt
Tại Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ năm 2000 và Hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập LHQ được tổ chức tại Trụ sở LHQ ở New York, các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của LHQ, coi tổ chức toàn cầu này là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn...
Đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nêu rõ: Ngay sau khi dân tộc vừa giành lại được độc lập vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho nước Việt Nam mới viết thư gửi Khóa họp đầu tiên của Ðại hội đồng tổ chức tại London (tháng 1/1946) khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với những mục tiêu của LHQ và bày tỏ mong muốn được góp sức vào công việc chung của tổ chức thế giới mới đó.
Ngày
Trong những năm qua, hoạt động của nước ta tại LHQ thể hiện rõ nét đường lối đối ngoại của chúng ta là độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc đưa Ðông - Nam Á từ một khu vực bị chia rẽ, đối đầu bởi chiến tranh trở thành một khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác, không có vũ khí hạt nhân và đang hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN. Mối quan hệ được mở rộng với các nước. Việc quan hệ của nước ta được mở rộng về mặt ngoại giao với 174 nước và về kinh tế thương mại với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng với việc nước ta là thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn đàn toàn cầu và khu vực đã tạo những điều kiện thuận lợi mới cho hợp tác giữa nước ta với các quốc gia thành viên khác trong các công việc của LHQ.
Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của LHQ, Việt
Chúng ta ủng hộ các cố gắng của các nước cùng LHQ tìm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào HÐGGHB LHQ, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Chúng ta coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong và ngoài LHQ trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người, trong đó có việc báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của LHQ như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của ÐHÐ, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền LHQ.
Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS...
Chúng ta cũng đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với vấn đề cải tổ LHQ, hiện đang đóng góp cụ thể vào việc đổi mới hệ thống phát triển của LHQ bằng việc cùng các tổ chức LHQ thực hiện có kết quả Sáng kiến "Một Liên Hợp Quốc" ở Việt Nam sau khi được LHQ chọn làm một trong tám nước trên thế giới thực hiện thí điểm sáng kiến này.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ, các quốc gia thành viên đã nhiều lần bầu Việt Nam vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ quan LHQ như Phó Chủ tịch Ðại hội đồng LHQ, thành viên ECOSOC, Chủ tịch Ðại hội đồng Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Phó Chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA, Ủy ban Nhân quyền, Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Hội đồng điều hành các tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Hội đồng chấp hành các Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội đồng quản trị Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Xuất phát từ đường lối đối ngoại nêu trên và với mong muốn đóng góp hơn nữa vào những hoạt động của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực hòa bình - an ninh quốc tế, từ năm 1997, Việt Nam đã ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực của HÐBA nhiệm kỳ 2008 - 2009. Trong 10 năm qua, chúng ta đã tích cực chuẩn bị cho việc đảm nhận vai trò quan trọng này. Tháng 10/2006, Việt
Với tinh thần tích cực, xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam quyết tâm phối hợp cùng các quốc gia thành viên LHQ và các đối tác của LHQ phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức LHQ vì lợi ích chung của các dân tộc.
Theo ND