Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hoà Czech Mirek Topolanek, hôm nay (12/9), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này; Tiếp đó, ngày 14/9 sẽ thăm Cộng hoà Ba Lan theo lời mời của Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski.
Hội đàm Việt Nam- CH Czech trong chuyến thăm Việt
Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ của CH Czech đã đi vào ổn định và phát triển. Liên minh cầm quyền Ba Lan hiện có những trục trặc nhưng kinh tế vẫn tiếp tục đà phát triển thuận lợi. Cả 2 nước đều coi trọng quan hệ với Việt
Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004, CH Czech và CH Ba Lan ngày càng quan tâm đến việc mở rộng và phát triển quan hệ với Việt Nam. Hai nước tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp nhằm củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp. Riêng trong năm 2006, Tổng thống Czech Vaclav Klaus và Chủ tịch Hạ viện CH Czech Miroslav Vlcek đã sang thăm chính thức Việt
Hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt
Việt Nam và Czech đã đã ký Nghị định thư về kế thừa các Điều ước ký trước đây giữa Việt Nam và Tiệp Khắc và một số Hiệp định tạo khung pháp lý cho sự hợp tác trong giai đoạn mới: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định vận tải hàng không. Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại được thành lập năm 1998 (năm 2001 đã họp khoá thứ 3 tại Tp Hồ Chí Minh). Hai Bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế (
Kim ngạch mậu dịch giữa hai nước cũng tăng khá nhanh (năm 1997 đạt 41,6 triệu USD; 1998: 48,7 triệu USD; 2001: 65 triệu USD; năm 2002: hơn 67 triệu USD, năm 2003: 70 triệu USD; năm 2004: khoảng 75 triệu USD, năm 2005: trên 100 triệu USD, năm 2006: trên 130 triệu USD).
Việt
Tới nay Czech đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 35 triệu USD cho các dự án về thuỷ tinh pha lê, bia, thiết bị điện, cao lanh, vật liệu xây dựng. Các lĩnh vực hợp tác đầu tư có triển vọng (thế mạnh của Czech) là năng lượng, giao thông (đầu máy xe lửa, toa xe, xe Bus, xe điện phục vụ giao thông thành phố), cơ khí (máy móc thiết bị, động cơ, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu)... Czech cũng thường xuyên tham gia các Hội nghị quốc tế tài trợ cho Việt
Ba Lan tiếp tục coi Việt
Trong khi đó, Ba Lan tiếp tục coi Việt Nam là 1 trong những đối tác quan trọng, tăng cường quan hệ trong khu vực Đông Nam Á. Hai nước mong muốn tăng cường, phát triển hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh tế-thương mại-đầu tư, bổ sung cho nhau trong những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như: đóng tàu, khai thác than, thiết bị giao thông đường thuỷ, hoá chất, thiết bị quốc phòng, trùng tu di tích...
Ba Lan đã cấp ODA giúp Việt
Quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Kim ngạch trao đổi hàng hoá những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu là Việt
Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm…, nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm. Ngược lại, Ba Lan là bạn hàng số 1 của Việt Nam trong các nước Đông Âu; là một trong những nước chủ động xóa nợ cũ cho Việt Nam khi nước này thay đổi thể chế chính trị-kinh tế; cho Việt Nam vay tín dụng ưu đãi để phát triển ngành đóng tầu thủy, năng lượng.
Cộng đồng người Việt Nam ở Czech và Ba Lan tương đối lớn (ở Czech là 40.000 người, ở Ba Lan là 25.000 người), là cầu nối trong quan hệ giữa Czech và Ba Lan với Việt Nam; được các nước sở tại đánh giá tích cực và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cư trú, kinh doanh theo pháp luật và hội nhập với nước sở tại. Quan hệ giữa Việt Nam với CH Czech và CH Ba Lan trong các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, khoa học- kỹ thuật… cũng có những bước phát triển tích cực.
Có thể nói, chuyến thăm lần này tới Czech và Ba Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với hai nước này; đồng thời trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và cụ thể hoá các nội dung hợp tác kinh tế với các nước, bàn các phương hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác nhiều mặt, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học- kỹ thuật và đầu tư cũng như hợp tác giáo dục- đào tạo và du lịch. Trong chuyến thăm này, hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước sở tại. Đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước bạn thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Theo VOV