“PHẢI THÔNG TIN VÌ NGƯỜI DÂN NHIỀU HƠN”
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng thăm Báo Phú Yên – Ảnh: ANH KIỆT
Hội thảo khoa học xác định mốc thời gian hình thành tỉnh Phú Yên, diễn ra vào ngày 29/4/2003, tại Tuy Hòa, là một trong những hội thảo quan trọng có sự tham dự của nhiều nhà sử học danh tiếng trong Nam ngoài Bắc. Trong các vị ấy, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới sự có mặt của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, bởi ông không chỉ là nhà nghiên cứu đơn thuần, mà còn là nhà văn với kịch bản phim nổi tiếng “Ván bài lật ngửa”, là nhà thơ với bút danh Nguyễn Hưởng Triều, là cây bút chính luận hàng đầu của làng báo Việt Nam đương đại với một bút lực dồi dào không ai sánh kịp, trên dòng chảy không ngưng nghỉ của những bài bình luận uyên thâm, sâu sắc, luôn tràn đầy cảm xúc- đó là điều mà những người làm báo chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ.
Cho dù tuổi đã cao, sức đã yếu sau mấy lần tai biến, nhưng ở ông luôn toát ra sự mạnh mẽ trong ánh nhìn sắc bén dưới cặp mày trắng sáng, trong giọng nói sang sảng còn tràn đầy khí lực lúc đăng đàn để phủ nhận quan điểm khác và bảo vệ quan điểm xác định năm 1611 là mốc hình thành tỉnh Phú Yên.
Đợi khi giải lao, trò chuyện bên lề hội thảo, chúng tôi đăng ký với Bác Tư (tên gọi thân mật và bí danh của ông là Tư Ánh) một cái hẹn cho cuộc phỏng vấn, thì ông phẩy tay: “Khỏi, các ông khỏi tới thăm tôi, tôi sẽ tới thăm các ông, đã tính trước rồi nhưng để coi chương trình của văn phòng thế nào cái đã…”
Chúng tôi chưa kịp báo với lãnh đạo tòa soạn, thì chuyến viếng thăm bất ngờ diễn ra ngay ngày hôm sau. Mới vào phòng khách bắt tay Tổng biên tập Phạm Ngọc Phi, thăm hỏi vài câu ông liền bảo: “Cho xem mấy số báo mới?”. Tôi đặt trước mặt ông mấy số báo với tâm trạng hồi hộp của cậu trò nhỏ nộp bài kiểm tra cho ông thầy giáo già khó tính, nhưng cũng vững bụng vì có số mới nhất kỷ niệm ngày 30/4 được đầu tư cũng công phu. Xem xong ông e hèm: “Giống báo Sài Gòn giải phóng quá…”. So báo Phú Yên với Sài Gòn giải phóng thì ông già này khen… ngoại giao, là động viên đây mà- suy nghĩ ấy trong đầu tôi vừa hình thành, thì ông nói tiếp: “….Nhưng Sài Gòn giải phóng trong kia bị chê dữ lắm… bán ế lắm!”. Hóa ra, không phải lời khen, mà là lời nhận xét thật… nghệ thuật(!).
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng phát biểu tại Hội thảo mốc thời gian hình thành tỉnh Phú Yên – Ảnh:D.T.XUÂN
Ông cho rằng báo Đảng các địa phương còn dành quá nhiều thông tin cho họp hành, cho hoạt động của cơ quan nhà nước, mà ít thông tin về đời sống người dân và những điều người dân quan tâm. “Phải thông tin vì người dân nhiều hơn...” - ông cứ nói đi nói lại với chúng tôi câu ấy.
Ông lại hỏi: “Báo các cậu có tổ chức cho mấy cháu bán vé số đi mời bán lẻ: “Mại dô… mại dô…” chưa?”; “Tòa soạn các cậu có các cây bút đặc biệt không, phải làm sao có các cây bút mà khi thấy bút hiệu là người ta phải tìm đọc”. Khi được biết, Báo Phú Yên bán lẻ qua các sạp còn ít, ông bảo: “Phải cải tiến, phải làm sao thông tin cần thiết cho người dân hơn nữa, phải đào tạo để có những cây bút viết có bạn đọc”.
Ông kể với chúng tôi về những tờ báo lớn ở Anh, ở Pháp, ở Nhật… mà ông biết trong những chuyến đi nước ngoài, để cho chúng tôi hình dung về sự phát triển của báo chí thế giới trong thời đại bùng nổ thông tin. Trong câu chuyện, ông đặc biệt lưu ý về vai trò của báo địa phương. Ở nước ngoài, có nhiều tờ báo địa phương, mà người dân trong địa phương đó không thể bỏ qua, đó là lựa chọn đầu tiên của bạn đọc, sau đó mới đến những tờ báo khác. Đó là điều mà báo địa phương của Việt
Chỉ là một cuộc gặp gỡ ngắn, nhưng những gì ông trao đổi là những vấn đề lớn, rất sát thực tiễn của báo địa phương, là những điều mà chúng tôi luôn trăn trở.
NẶNG LÒNG VỚI “ĐẤT VÀ NGƯỜI PHÚ YÊN”
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng rất tâm đắc với những nét đặc trưng của “Đất và người Phú Yên”. Ông chính là tác giả bài tổng luận của quyển sách “Phú Yên xưa- đất nước và con người” xuất bản ở thời điểm tỉnh Phú Yên vừa tái lập năm 1989. Tháng 5/ 2003, sau khi dự hội thảo xác định mốc thời gian hình thành tỉnh Phú Yên, ông dành thời gian đi tìm hiểu nhiều vùng trong tỉnh, để sau đó có một bài viết đăng 3 kỳ liên tiếp trên một tờ báo ở TP Hồ Chí Minh với tiêu đề: “Đất và người Phú Yên”.
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đọc báo tại Tòa soạn Báo Phú Yên. Bên trái là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, bên phải là nhà báo Phạm Ngọc Phi – Ảnh: ANH KIỆT
Sự tâm đắc ấy, là vì Phú Yên chứa một kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời ông. Trong bài tổng luận của quyển sách “Phú Yên xưa- đất nước và con người”, ông viết: “Tôi nhận lời anh Nguyễn Đình Đầu, anh Nguyễn Quốc Lộc và anh Nguyễn Duy Luân viết tổng luận cho tập “Phú Yên xưa – Đất nước và con người” do một động cơ rất riêng tư. Tháng 4/1949, trong Đoàn Đại biểu Nam bộ ra Việt Bắc dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tôi rơi vào ổ phục kích của Pháp trên chân Dốc Mỏ, nơi giáp giới Khánh Hòa và Phú Yên và bị bắt. Bây giờ Phú Yên là một vùng tự do nối liền một dải từ đây đến nam Quảng
Sau giải phóng hoàn toàn, tôi qua lại nhiều lần Phú Yên, nhưng vì trụ sở tỉnh đóng ở Nha Trang nên chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà chưa một đêm nghỉ lại miền đất tôi từng mơ ước.
Đầu tháng 11/1975, từ Quy Nhơn vào, tôi vụt qua Phú Yên. Nhưng trên chiếc com măng ca vướng bụi đường, tôi vẫn hứng làm bài thơ “Đèo dốc và màu xanh” mà tôi chép ra đây để đánh mốc tình cảm của mình.
Đặt chân ngưỡng cửa Phú Yên
Chân đèo vừa xuống, vội lên đỉnh đèo
Lửng lơ đường thể đường treo
Uốn quanh đường thể lượn theo mây tầng
Cù Mông xe nhảy bậc thang
Quán Cau, Đèo Nại, Dốc Găng, Vườn Xoài
Xanh lan Gành Đỏ – xanh dài
Mởn ôm lá mạ, đường cày đọt ngô
Sẫm xanh Dốc Quýt men bờ
Sông Cầu dừa hết đợi chờ – reo xanh
Ngân Sơn nước lại trong lành
Thù xưa xanh bón góc cành ngọt thơm
Tre xanh, xanh gội từng chòm
Xanh lên đèo Cả, xanh rờn Tuy An
Ngát xanh nổi những chấm vàng
Nõn nà hường trắng, dịu dàng tím nâu
Phú Yên hương sắc đã giàu
Áo choàng em vén, thêm màu vụ đông!”
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (hàng đầu, bên trái) tại Hội thảo xác đinh mốc hình thành tỉnh Phú Yên - Ảnh: DTX |
Là người
“Như mọi địa phương Việt Nam khác, Phú Yên theo bước thăng trầm của đất nước, nhất là những người di dân nam sông Gianh thời phân tranh 200 năm Trịnh – Nguyễn. Phú Yên vốn là một tỉnh nghèo, tỉnh nhỏ, số phận người dân sở tại nói chung còn hẩm hiu hơn. Nằm trên đường thiên lý Bắc –
Giờ đây, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã đi xa, nhưng tình cảm của ông dành cho đất và người Phú Yên, cho Báo Phú Yên sẽ mãi còn ở lại.
Đồng chí Trần Bạch Đằng (Tư Ánh) tên thật là Trương Gia Triều, sinh năm 1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang, vừa từ trần vào lúc 10 giờ 55 phút, ngày 16/4/2007. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1941, vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1943. Tháng 3/1945, đồng chí làm Bí thư khu ngã 6 Chợ Lớn, kiêm uỷ viên Ban chấp hành Tổng Công đoàn Nam bộ; tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn. Năm 1946, đồng chí là Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách tuyên huấn. Năm 1947 Trưởng ban Thanh vận Xứ uỷ. Là đại biểu chính thức của Đảng bộ Nam bộ đi dự Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ II (1949) bị giặc bắt trên đường đi tại Dốc Mỏ (nam Tuy Hoà), bị kết án tử hình, sau đó vượt ngục. Năm 1950 Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc
HUỲNH HIẾU
Được tin nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu, nhà báo Trần Bạch Đằng (Tư Ánh) qua đời, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Phú Yên thành kính chia buồn cùng gia quyến đồng chí Trần Bạch Đằng. Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Trần Bạch Đằng, một cộng tác viên đặc biệt của Báo Phú Yên. BAN BIÊN TẬP BÁO PHÚ YÊN