* Hỏi:
- Đồng chí B là phó bí thư chi bộ Y (chi bộ Y trực thuộc huyện ủy D), phó giám đốc đơn vị sự nghiệp nhà nước C có vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Chi bộ Y đã biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và báo cáo đề nghị ủy ban kiểm tra huyện ủy D xử lý theo thẩm quyền. Có 2 loại ý kiến khác nhau:
- Loại ý kiến thứ nhất: Ủy ban kiểm tra huyện ủy D phải thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra.
- Loại ý kiến thứ hai: Ủy ban kiểm tra huyện ủy D chỉ cần căn cứ vào đề nghị của chi bộ D để quyết định.
Vậy, ý kiến nào đúng?
* Trả lời:
Tại khoản 4, Điều 32 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI (ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương) quy định:
“Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đề nghị của tổ chức đảng và kết luận của cơ quan pháp luật, nếu thấy đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ủy ban kiểm tra quyết định theo thẩm quyền”.
Như vậy, để xem xét, quyết định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đúng nội dung, tính chất, mức độ tác hại và nguyên nhân vi phạm bằng hình thức thích hợp thì không thể chỉ căn cứ vào đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới, mà ủy ban kiểm tra còn phải căn cứ vào các quy định trên. Do đó, ủy ban kiểm tra huyện ủy D phải lập đoàn kiểm tra xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí B đúng quy trình. Vậy, ý kiến thứ nhất là đúng.