Thứ Sáu, 25/10/2024 00:29 SA
Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng
Thứ Ba, 24/10/2017 12:12 CH

* Hỏi:

 

- Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với một đảng viên sinh hoạt tại một đảng bộ trực thuộc đảng bộ được giao quyền cấp trên cơ sở, đoàn kiểm tra nhận thấy nếu để đảng viên đó sinh hoạt Đảng có thể vi phạm nghiêm trọng hơn và gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận kiểm tra. Từ đó có đề nghị đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên này, nhưng về thủ tục, thẩm quyền còn có hai loại ý kiến như sau:

 

1. Một số ý kiến cho rằng tổ chức đảng có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đối với đảng viên đó là cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp huyện, quận và tương đương.

 

2. Một số ý kiến cho rằng tổ chức đảng có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng viên đó là đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở.

 

Vậy, thẩm quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên đang bị kiểm tra nêu trên là tổ chức đảng nào?

 

* Trả lời:

 

- Khoản 4.2, Điều 40, Quy định 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt, hoạt động như sau:

 

"Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.

 

Đình chỉ sinh hoạt Đảng của đảng viên do chi bộ và đảng ủy cơ sở đề nghị, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định. Đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ và đảng ủy cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy quản lý cán bộ đó quyết định".

 

Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu thì ủy ban kiểm tra cấp huyện, quận và tương đương hoặc đảng ủy cơ sở (nếu được ủy quyền) xem xét, quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên đó.

 

Vậy, ý kiến thứ hai đúng.

 

Phải xem xét, xử lý kỷ lut

 

* Hỏi:

 

- Đảng viên A là Bí thư chi bộ thuộc Đảng ủy xã B, vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Nhận thức được vi phạm của mình, đảng viên A đã tự nguyện có đơn xin được thôi giữ chức Bí thư chi bộ và được Đảng ủy xã B xem xét, đồng ý. Có ý kiến cho rằng, Đảng ủy xã B phải xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên A theo quy định.

Vậy, ý kiến trên đúng hay sai?

 

* Trả lời:

 

- Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 35, Quy định 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:

 

"Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng. Cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi giữ chức".

 

Căn cứ quy định trên, việc Đảng ủy xã B xem xét, đồng ý cho đảng viên A đang có vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên thôi giữ chức Bí thư chi bộ là không đúng quy định. Trường hợp này, Đảng ủy xã B phải thực hiện việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên A theo quy định.

 

Vậy, ý kiến trên là đúng.

 

THẠCH BÍCH (giới thiệu)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek