Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Đảng ta đề ra và tổ chức thực hiện từ năm 2007, mỗi năm gắn với một chủ đề. Thực ra không phải đến năm 2007, cán bộ, đảng viên, nhân dân ta mới học Bác, làm theo Bác, mà điều này đã được mọi người Việt
Bác Hồ dùng thử máy cấy lúa với cán bộ, nhân dân tại Trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội năm 1960
Từ lúc đất nước còn nô lệ, nhân dân đã từng nghe đế quốc Pháp, phát xít Nhật lùng bắt Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản dám đứng lên lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, chống áp bức bất công. Nguyễn Ái Quốc chính là Chủ tịch nước Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Những ngày đầu cách mạng thành công với thù trong giặc ngoài và muôn vàn khó khăn, Bác đã kiên định kêu gọi nhân dân: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm; không có súng, có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”. Trước khi sang Pháp đàm phán với chính phủ Pháp, Người để lại một niềm tin sắt đá trong bức thư gửi đồng bào Nam Bộ: “Tôi hứa với đồng bào, Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”.
Chiến dịch Át-lăng năm 1954, tôi bị bắt và giam tại nhà lao Quy Nhơn. Một người bạn học theo giặc, biết tôi bị bắt, bị tra tấn đã đến khuyên tôi nên “thức thời về với quốc gia”. Hắn bảo: Thầy và một số bạn chúng ta đã về Huế hưởng khoái lạc. Hắn còn kích tôi: Có văn hóa mà ngồi tù phí. Tôi hơi dao động, chưa quyết thì nhân một hôm, tên cai ngục tra tấn đánh chửi tù nhân: “Cho mày chết theo ông tổ Hồ Chí Minh nhà mày!”. Ba tiếng “Hồ Chí Minh” đánh thức trong tôi một vầng sáng, một niềm tin. Tôi tìm cách nói khéo với tên bạn theo giặc để rồi sau đó tìm cách trốn về với quê hương, hoạt động cách mạng và sau đó được đứng vào đội ngũ Đảng quang vinh.
Nguyễn Văn Trỗi thanh thản ra pháp trường. Trước giây phút linh thiêng, anh gọi Bác ba lần. Bao nhiêu cán bộ chiến sĩ ta trong chuồng cọp bị tra tấn đánh đập dã man, nhớ đến Bác bỗng thấy như tiếp thêm sức mạnh. Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Mỗi khi lòng ta xao xuyến lung linh
Môi ta bỗng kêu lên Hồ Chí Minh
Mắt ta bỗng bừng lên hình ảnh Bác”.
Bác là hiện thân của quyết tâm thống nhất đất nước. Người bảo: “Dù có thiêu cháy dãy Trường Sơn thì dân ta vẫn chiến đấu giành cho được độc lập, tự do. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt
Càng học Bác ta càng khám phá kho tàng văn hóa đạo đức, tư tưởng của Bác có giá trị vô cùng lớn lao. Ở mỗi việc, mỗi giới, Bác đều có những lời khuyên bảo ân cần, quý báu. Với mỗi nhiệm vụ công việc, ta đều có những lời dạy ở Bác. Riêng về việc học, Người cũng rất khiêm tốn: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân”. (Phải tẩy sạch quan liêu – Báo Sự Thật số 140 ra ngày 2/9/1950). Với các tư tưởng Khổng Tử, Giê-su, Tôn Dật Tiên, Người không công kích mà chọn cái hay, cái ưu điểm để làm điểm tương đồng. “Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” - Với câu nói này, Người đã trở thành bậc thầy vĩ đại.
Bác là người uyên thâm hiểu biết rộng, nhưng lại là người sống có nghĩa có tình, là bóng mát cho cán bộ trí thức, là người thầy lớn của dân tộc. Ở lĩnh vực nào, đạo đức việc làm của Người cũng như ngôi sao tỏa sáng dẫn đường, ai gần Bác, học và làm theo Bác đều thấy lòng mình trong sáng hơn.
CAO PHI YẾN