Với gần 60 năm hoạt động sáng tạo không ngừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản báo chí vô cùng to lớn và phong phú, trong đó thể hiện sinh động những quan điểm, tư tưởng của Người về cách mạng, về thời đại, về nhân dân, về kinh tế, chính trị, văn hóa và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Di sản đó cũng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của ngòi bút tài năng và sức sáng tạo của một nhân cách lớn, đạo đức trong sáng của nhà báo cách mạng lớn. Có thể nói rằng, đó chính là tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí Cách mạng Việt
Tại Đại hội lần thứ III Những người viết báo Việt
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí Cách mạng Việt
Trong bài nói tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt
Như vậy, duyên nợ của Bác thực chất là mục đích của cuộc cách mạng mà Người đã dâng trọn cuộc đời mình – cuộc cách mạng nhằm cởi ách nô lệ cho cả dân tộc, mang lại cuộc sống tốt lành cho mỗi con người, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh. Đối với Bác Hồ, nhà cách mạng và nhà báo chỉ là một. Chưa bao giờ Người làm báo chỉ với tính chất một hoạt động nghề nghiệp. Cho dù là một tờ báo hay chỉ viết một bài báo nhỏ đều có mục đích rõ ràng, nhất quán là vì cách mạng.
Bác Hồ đã để lại một sự nghiệp báo chí đồ sộ với hơn 2.000 bài báo các loại. Người cùng sáng lập ra 9 tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria năm 1922); Quốc tế Nông dân (1924); Thanh Niên (1925); Công Nông (1925); Lính Kách mệnh (1925); Thân Ái (1928); Đỏ (1929); Việt Nam Độc lập (1941); Cứu Quốc (1942). Bác Hồ đã sử dụng 150 bút danh viết nên những tác phẩm báo chí xuất sắc. Người viết báo bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Hán, Việt…, đăng trên 50 báo, tạp chí ở trong nước và ngoài nước.
Trong nhiều bài viết của mình, Bác Hồ nhắc đi nhắc lại yêu cầu đối với các nhà báo trước khi viết phải trả lời rõ: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì?”. Đặt ra những câu hỏi đó chính là Bác đòi hỏi các nhà báo phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin trước khi cầm bút viết. Theo Bác Hồ, đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Vì thế, các nhà báo phải viết đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ trong bài viết phải trong sáng. Nếu viết “Phục vụ nhân dân” thì rõ ràng phải chọn cái gì có lợi cho dân, giúp dân tiến bộ. Viết “Phục vụ nhân dân” cũng là viết để phục vụ cách mạng, vì mục đích cuộc cách mạng là “vì dân”. Mặt khác, viết “Phục vụ nhân dân” thì phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và học tập nhân dân.
Bác Hồ coi trung thực là một tiêu chuẩn đạo đức rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp báo chí. Bác nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”. “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”.
Trong nội bộ ta Bác yêu cầu các nhà báo: “Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại... Phê bình phải phê bình một cách thật thà, chân thành đúng đắn). Theo Bác trong khi khen cũng như khi chê, yêu cầu đặt ra đối với các nhà báo là phải “trung thực”, “chừng mực” và “đúng đắn”. Và đòi hỏi nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỷ. Đó là nguyên tắc về đạo đức báo chí.
Để trở thành một nhà báo tốt mà tiêu chí cuối cùng đánh giá là: “Viết báo tốt” thì phải luôn luôn học hỏi, “luôn luôn cầu tiến bộ”; “Phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Công việc đó, theo Bác Hồ, cũng như mọi việc khác, “Phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ phê bình và tự phê bình mà tiến bộ”.
Những người làm báo cách mạng Việt
TÔ PHƯƠNG