Vụ nổ lò luyện kim tại Xưởng sản xuất sắt – titan của Công ty TNHH Sơn Giang xảy ra lúc 13 giờ 30 ngày
NỔ VÌ... “SÁNG KIẾN” CỦA CÔNG NHÂN!
Khuôn sắt bị văng xa 6 mét sau khi nổ
Anh Thái Hoàng Lê Kim Điền, một trong 4 công nhân bị thương do vụ nổ lò luyện kim vẫn chưa hết kinh hoàng khi kể lại sự việc: “Chiều 31/12, sau khi vào ca được nửa giờ, anh Phạm Hàn Nam (29 tuổi) cùng với tôi đang loay hoay làm nguội khuôn thì bất ngờ có tiếng nổ lớn kinh hoàng. Toàn bộ khuôn sắt vỡ tung, văng xa hơn 6 mét, bồn sắt chứa nước làm nguội cũng nổ tung. Mọi người hoảng hốt tháo chạy tán loạn ra ngoài. Khi định thần trở lại, thì nhìn thấy anh
Anh Điền cho biết thêm, nguyên nhân vụ nổ có thể là do làm sai quy trình luyện kim. Trước đây công ty áp dụng quy trình luyện hợp kim sắt titan là: Quặng sắt được nung chảy và đưa vào khuôn, sau đó được đưa lên giá đỡ, tháo khuôn rồi mới đưa vào bồn nước làm nguội. Nhưng hơn tháng nay, quy trình đã thay đổi, cả khuôn sắt chứa hợp kim đều đưa vào bồn nước làm nguội, mặt trên của khuôn sẽ được dội nước để làm nguội hợp kim nhanh hơn. Chính cách làm này đã khiến cho lò luyện kim tiếp xúc với nước đột ngột, tạo ra áp suất lớn gây nổ.
Tại lò luyện kim này luôn có mặt một chuyên gia là người Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo và giám sát quá trình luyện kim. Tuy nhiên, khi nhìn thấy “sáng kiến” làm nguội nhanh của công nhân, chuyên gia này không ý kiến gì nên công nhân tiếp tục áp dụng!
CÔNG NHÂN KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM
Điều 101 Bộ luật Lao động quy định: “Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật”.
Công ty TNHH Sơn Giang được cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cấp phép kinh doanh lĩnh vực luyện kim từ tháng 3/2005. Trong quá trình xây dựng Xưởng luyện kim sắt-titan tại thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An đã xảy ra sự cố sập công trình làm một số công nhân bị thương. Sau đó, công trình này đã hoàn thành và chính thức hoạt động sản xuất tháng 6/2006. Vì đây là lĩnh vực sản xuất độc hại nguy hiểm, nên theo luật phải có bảo hộ cá nhân. Ông Đặng Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Giang cho biết: “Công ty trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân cho công nhân”. Nhưng anh Điền lại khẳng định: “Tôi được công ty tuyển dụng vào làm ở kíp luyện kim với mức thu nhập 30.000 đồng/ngày. Tôi cùng nhiều công nhân khác làm công việc này gần 3 tháng, nhưng công ty chỉ trang bị đôi găng tay. Các bảo hộ lao động còn lại như: giày, nón, khẩu trang, áo chống nóng… đều do công nhân tự trang bị”.
Ngoài ra, tất cả lao động (khoảng 15 người) tại xưởng luyện kim chưa đóng bảo hiểm theo quy định. Ông Khanh lại giải thích: “Từ tháng 5/2006 đến tháng 11/2006, công ty chỉ sản xuất cầm chừng nên sản lượng chỉ đạt 100 tấn hợp kim. Tháng 12/2006, công ty mới tăng công suất sản xuất lên trên 120 tấn, vì thế chỉ mới ký hợp đồng ngắn hạn 2 tháng với người lao động và chưa thể đóng bảo hiểm!”. Ông Khanh còn cho biết thêm, sau khi xảy ra sự cố khiến anh Phạm Hàn Nam chết, công ty đã đến thăm hỏi, chia buồn và trao ban đầu 10 triệu đồng để phụ gia đình lo mai táng.
Qua vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH Sơn Giang cho thấy, công ty này chưa thực hiện đúng các quy định trong Bộ luật Lao động và các quy định của Chính phủ về an toàn lao động.
ĐỨC THÔNG – NGUYÊN LƯU