Ngày 27-7, Ủy ban Thường vụ quốc hội đã thông qua nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
Nghị quyết này được áp dụng để giải quyết sáu loại giao dịch về nhà ở liên quan đến Việt kiều. Cụ thể là:
Về thuê nhà ở với bên cho thuê là người Việt
Nếu hợp đồng thuê nhà ở hết thời hạn trước ngày nghị quyết này có hiệu lực thì các bên có thể thỏa thuận và ký hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê có thể lấy lại nhà ở và thông báo bằng văn bản cho bên thuê trước sáu tháng (nếu bên thuê có chỗ ở khác) hoặc trước 12 tháng (nếu bên thuê không có chỗ ở). Đến ngày nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê trong hợp đồng vẫn còn thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê trước 6 tháng.
Trường hợp không xác định thời hạn thuê trong hợp đồng thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê trước 24 tháng.
Về mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở với bên cho mượn, cho ở nhờ là Việt kiều:
Khi nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn cho mượn nhà ở, cho ở nhờ nhà ở trong hợp đồng đã hết thì bên cho mượn, cho ở nhờ được lấy lại nhà và thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 6 tháng. Nếu nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn trong hợp đồng vẫn còn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn thì bên cho mượn, cho ở nhờ được lấy lại nhà và phải thông báo cho bên kia trước 6 tháng. Trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì khi lấy làm nhà, bên cho mượn, cho ở nhờ phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 24 tháng.
Về mua bán nhà ở: Nếu hợp đồng mua bán nhà không bị tranh chấp và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên tiếp tục làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Nếu có tranh chấp thì được giải quyết theo ba trường hợp:
+ Nếu bên mua đã trả đủ tiền và bên bán chưa giao nhà thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
+ Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán đã giao nhà thì bên mua phải trả tiền cho bên bán khoản tiền thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
+ Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán chưa giao nhà thì bên bán phải giao nhà cho bên mua và bên mua phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Về đổi nhà:
Nếu không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà mà các bên đã giao nhà cho nhau và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu một bên đã giao nhà thì bên chưa giao nhà phải thực hiện theo hợp đồng. Nếu các bên chưa giao nhà cho nhau thì hợp đồng bị hủy bỏ...
Về tặng, cho nhà ở
Nếu không có tranh chấp thì bên được tặng, cho nhà ở được làm thủ tục xác lập quyền sở hữu. Nếu có tranh chấp về hợp đồng tặng, cho và chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà bên được tặng, cho đã nhận nhà thì xác lập quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng, cho; nếu bên nhận-tặng, cho chưa nhận nhà ở thì hủy hợp đồng tặng, cho.
Về thừa kế nhà ở:
Trường hợp mở thừa kế nhà ở trước ngày
+ Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình.
+ Nếu người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt
Đối với những trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực, nhà ở đã bán và có đồng thừa kế là Việt kiều được hưởng phần giá trị nhà này mà số tiền đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại của Việt Nam thì Việt kiều được quyền làm thủ tục nhận tiền tại kho bạc, ngân hàng theo quy định hoặc ủy quyền cho người khác nhận thay mình hoặc tặng, cho cá nhân, tổ chức.
(PLVN, NDO)