Thứ Ba, 01/10/2024 04:38 SA
Phạt đến 40 triệu đồng nếu vi phạm trong lĩnh vực thủy sản
Thứ Năm, 01/04/2010 16:45 CH

Hiện nay, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thường thấy liên quan đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý tàu cá, vi phạm quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và kinh doanh thủy sản,... Theo quy định mới của Chính phủ, hành vi vi phạm trên có thể bị áp mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền tối đa 40 triệu đồng, chưa kể một số hình thức phạt bổ sung.

 

thuy-san-100401.jpg
Mức phạt nghiêm khắc đủ răn đe tình trạng khai thác trái phép các loài thủy sản quý hiếm

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

 

Khai thác thủy sản trong danh mục cấm: Phạt tối đa 40 triệu đồng

 

Đối với hành vi khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác, mức phạt thấp nhất là từ 1-3 triệu đồng  nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 40 triệu đồng nếu khối lượng thủy sản khai thác trái phép trên 500 kg.

 

Hành vi thả các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng và phạt tới 30 triệu đồng khi thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa.

 

20-25 triệu đồng là số tiền phạt nếu tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, sơ chế, chế biến các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

 

Mức phạt tiền cao nhất quy định tại Nghị định này, 40 triệu đồng, cũng được áp dụng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu.

 

Đưa tạp chất vào thủy sản bị phạt tới 30 triệu đồng

 

Đối với hành vi thuê, mượn người khác đưa tạp chất vào thủy sản hoặc có hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản, Nghị định quy định mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Ngoài ra, có thể còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở thu gom, bảo quản, chế biến thủy sản từ 6 - 12 tháng trong trường hợp cơ sở vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 

Nếu tàu cá sử dụng, tàng trữ trái phép hóa chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản sẽ bị phạt từ 5 - 7 triệu đồng. Mức phạt lên tới 10 triệu dành cho tàu cá tàng trữ trái phép chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm. Hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

 

Như vậy, nghị định mới này sẽ góp phần hạn chế một số tồn tại trong hoạt động khai thác thủy sản hiện nay, quan trọng là nhằm duy trì được nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú mà vẫn tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế biển một cách bền vững. Trong đó, đặc biệt tránh tình trạng khai thác thủy sản bằng các chất nổ, xung điện, có chế tài ngăn chặn hành vi đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Theo chinhphu.vn

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek