LTS: Trên hai số báo Phú Yên ra ngày 11 và 12/1 đăng các bài viết liên quan đến việc một số hộ dân ở thôn Hảo Sơn (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) gom sổ lâm bạ, hợp đồng khoanh nuôi – chăm sóc - bảo vệ rừng mang ra Hà Nội ủy quyền cho Công ty TNHH Chế biến - Trồng trọt – Chăn nuôi Thịnh An Khương (TAK) làm thủ tục xin vốn tài trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Cùng với Báo Phú Yên, các báo Người Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh… cũng đã vào cuộc để góp phần làm rõ vấn đề này. Báo Phú Yên tổng hợp giới thiệu một số thông tin mới liên quan đến vụ việc này đến bạn đọc.
Từ năm 2000 đến 2008, phía Mỹ đã tài trợ cho công tác rà phá bom mìn ở Việt
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của các báo về nguồn tiền này, một lãnh đạo khác của Công ty TAK lại tỏ ra khá mập mờ. “Không thể nói rõ nguồn vốn từ đâu. Chỉ biết là việc huy động vốn nước ngoài của Công ty TAK được chính phủ cho phép. Chúng tôi đã ký tài trợ trồng 1 triệu ha rừng”, ông Đào Thanh Duệ, Phó Giám đốc Công ty TAK, cho biết.
Nghi ngờ về số tiền khổng lồ này, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm hiểu và được biết, đến nay, đã có gần 40 tổ chức phi chính phủ
ở nước ngoài tham gia hỗ trợ Việt
Trong số các dự án tài trợ rà phá bom mìn ở Quảng Trị, từ năm 2000, Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam (VVMF) đã triển khai dự án “Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh” (RENEW). Ông Jan C. Scruggs, Chủ tịch Quỹ VVMF, cho biết dự án RENEW sẽ nhận được 3 triệu USD trong vòng vài năm tới. Dự án này sẽ được mở rộng tới các vùng khác của tỉnh Quảng Trị và miền Trung với các chương trình đang được thực hiện như giáo dục phòng tránh bom mìn, cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân, đào tạo nghề, hỗ trợ công tác quản lý và thành lập các đội rà phá bom mìn tại địa phương. Ngoài ra, VVMF sẽ nhận được một khoản kinh phí khác khoảng 2 triệu USD tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bom mìn nhân đạo tại Việt
Như vậy, các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ Mỹ mà lãnh đạo Công ty TAK nói rằng có một phần dành cho việc trồng rừng là không có cơ sở.
Theo phản ánh của phóng viên Báo Người Lao Động tại Hà Nội, tại văn phòng của Công ty TAK ở Hà Nội không chỉ có những nông dân Phú Yên ở chờ vốn tài trợ trồng rừng mà còn có nhiều đại diện của các đơn vị đến từ Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên… đã ăn chực nằm chờ hàng chục ngày qua nhưng chẳng thấy vốn hỗ trợ ở đâu.
HÒA QUỐC (tổng hợp)