Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày
Phơi thóc hoặc rơm rạ trên quốc lộ bị phạt tiền từ 30.000 - 50.000 - Ảnh: Thế Lập
Theo Nghị định 152/2005/NĐ-CP, người đi bộ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 80.000 đồng nếu không đi đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; trèo qua dải phân cách, đi qua đường không bảo đảm an toàn hoặc đu, bám xe đang chạy.
Đối với mỗi hành vi đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mà chống người thi hành công vụ; tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Đối với các hành vi như: Để thóc lúa, rơm, rạ, nông lâm, hải sản trên đường bộ; đổ rác ra đường phố không đúng nơi quy định; họp chợ, bày bán hàng trên đường bộ; đá bóng, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường giao thông, có thể bị xử phạt tiền từ 30.000 - 50.000 đồng.
Mỗi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Nghị định này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền lên tới 30 triệu đồng. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Nghị định cũng quy định hành vi vi phạm và mức xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
Đổ rác không đúng nơi quy định sẽ bị phạt hành chính - Ảnh: Ngọc Bích
Cũng theo Nghị định 152, việc đánh dấu số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe là biện pháp quản lý, theo dõi quá trình vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì người điều khiển xe phải thi lại Luật Giao thông Đường bộ khi đổi giấy phép lái xe. Nếu đánh dấu 3 lần vi phạm thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, người lái xe phải thi lại Luật và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới.
Sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá qui định; sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông cũng bị phạt 1-2 triệu đồng
Đây là Nghị định thay thế cho Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày
LỆ VĂN tổng hợp