Quy chế văn hóa công sở được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 129 đã có hiệu lực từ ngày
Cần lắm những nụ cười như thế này khi công chức tiếp dân (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) – Ảnh: K.CHI |
Quy chế văn hóa công sở quy định về trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Những nội dung đó không hoàn toàn mới lạ, tập trung vẫn là quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt thường ngày. Có chăng quy chế này “bắt buộc” nặng nề hơn đối với đối tượng là “công bộc của dân”. Thực tế cho thấy, lâu nay không ít cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nghĩa của hai từ “phục vụ” và còn mang nặng phong cách “ban phát” khi tiếp xúc với dân. Vẫn còn hiếm những nụ cười làm hài lòng người dân khi xong việc bước ra khỏi công sở, vẫn còn đấy những chuyện gây bực mình, khó chịu cho người dân.
Đời sống cán bộ, công chức không còn quá khó khăn như những năm bao cấp. Và có thể “khiêm tốn” nói rằng hiện nay môi trường làm việc đã tốt hơn, mỗi người có điều kiện chăm sóc về hình thức đẹp hơn. Thế nhưng, phần trang phục chưa kéo theo sự đột phá về nội dung quan trọng nhất là giao tiếp và ứng xử. Hay nói đúng hơn, trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức cần phải điều chỉnh nhiều, đặc biệt là thói quen trong cuộc sống. Vì vậy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các cấp cần quan tâm chỉ đạo cán bộ, công chức phải tự điều chỉnh mình. Các cấp, các ngành nên tổ chức các lớp “Nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức” cho cán bộ công chức. Các công sở cần có hòm thư góp ý để tiếp nhận ý kiến nhận xét, đánh giá của nhân dân và cán bộ, nhân viên nào “được” nhiều người dân góp ý phê bình thì nghiêm khắc xử lý... Và trên hết là nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức rằng công việc họ đang làm là phục vụ nhân dân. Có như vậy, các cơ quan Nhà nước mới xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
HỒ TẤN LỢI
Sở Nội vụ