Thứ Hai, 30/09/2024 18:39 CH
Thủ tục xác nhận và chính sách đối với người bị tai nạn lao động
Thứ Năm, 04/01/2007 07:41 SA

Hiện nay ngoài công tác khám, giám định cho các đối tượng chính sách như thương binh, mất sức lao động, sức khỏe Phòng giám định y khoa Phú Yên còn có trách nhiệm khám, giám định tai nạn lao động (TNLĐ) để xác định tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của người bị TNLĐ theo yêu cầu của các tổ chức sử dụng người lao động và người lao động. Qua đó, đánh giá phần lao động bị mất và trên cơ sở đó có những chính sách, chế độ cho phù hợp đồng thời xác định xem họ còn bao nhiêu sức lao động, nếu còn tiếp tục làm việc thì phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe để đóng góp với cộng đồng.

 

TNLĐ là hậu quả tác động bất ngờ của các yếu tố bên ngoài gây nên chấn thương hoặc nhiễm độc cấp tính người lao động trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện những công việc liên quan đến sản xuất hay những tai nạ xảy ra trên đường đến nơi làm việc và trên đường về. Có thể là những trường hợp tiếng ồn lớn gây thủng màng nhĩ cũng coi như là một TNLĐ. Ở nước ta hàng năm có khoảng 24.000 vụ TNLĐ, khoảng 70 vụ/ngày, mỗi năm có khoảng 300 người chết do TNLĐ.

 

Ngày nay, TNLĐ trở thành vấn đề bức xúc với nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vì nó để lại hậu quả nặng nề về tính mạng, sức khỏe và thiệt hại về kinh tế, gây đau khổ mất mát, ảnh hưởng đến kinh tế, tâm lý cho gia đình nạn nhân và toàn xã hội. Tuy nhiên còn nhiều cơ quan và người bị TNLĐ chưa hiểu biết nhiều về quy trình giám định nên không tiến hành giám định được.

 

Để giúp cho cơ quan sử dụng lao động và người bị TNLĐ tiến hành giám định y khoa trợ cấp bảo hiểm xã hội đòi hởi phải có một số giấy tờ sau:

 

- Giấy chứng minh nhân dân.

 

- Biên bản điều tra TNLĐ (có chữ ký xác nhận của cơ quan, phòng tổ chức cán bộ, công đoàn cơ sở, Đảng ủy… Nếu bị TNLĐ trên đường đi công tác, đến ,nhiệm sở và kết thúc nhiệm sở trở về nhà phải kèm theo biên bản điều tra tai nạn giao thông do cơ quan công an xã, phường, thị trấn ký xác nhận).

 

- Giấy ra viện do Giám đốc hoặc Phó giám đốc bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố trở lên ký (không ký thừa lệnh).

 

- Nếu giám định lần đầu mà vết thương, chấn thương tái phát hoặc di chứng nặng hơn thì phải nhập viện điều trị. Khi ra viện phải sao bệnh án điều trị, phô tô biên bản giám định cũ có công chứng và làm đơn xin giám định lại có xác nhận của cơ quan, nếu là cán bộ công chức đã nghỉ hưu thì có xác nhận của xã, phường, thị trấn.

 

- Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

 

Sau khi đầy đủ thủ tục giấy tờ Hội đồng Giám định y khoa sẽ tiến hành khám, giám định xác định mức độ mất khả năng lao động là bao nhiêu phần trăm, là tạm thời hay vĩnh viễn. Nếu bị TNLĐ suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động thì được trợ cấp một lần theo quy định sau:

 

070104-bang.jpg

 

Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa để thực hiện chính sách cho người bị tháng tiền lương tối thiểu.

 

BS. TRẦN VĂN KHOA

Phòng Giám định Y khoa Phú Yên

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek