Thứ Hai, 07/10/2024 15:18 CH
Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2012)
Chặng đường vẻ vang và tự hào của dân tộc, đất nước
Thứ Bảy, 06/10/2012 13:00 CH

Hơn 80 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh, khai sinh nền báo chí - xuất bản cách mạng Việt Nam, báo chí, xut bn nước ta luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đu tranh, xây dựng vàbo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

in121006.jpg

Một góc khu vực triển lãm sách - Ảnh: N.TRƯỜNG

Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến việc xuất bản sách, báo để tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng, coi đây là một lĩnh vực, một mặt trận quan trọng của công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trước yêu cầu về sách báo của cán bộ và nhân dân, các nhà xuất bản, các xí nghiệp in, cơ sở phát hành lần lượt được thành lập như: Nhà xuất bản Sự thật, Văn hóa cứu quốc, Lao động, Vệ quốc quân; các cơ sở in như Việt Nam quốc gia ấn thư cục, Cứu quốc lao động. Công tác phát hành trước còn riêng lẻ sau được tập trung thành Tổng phát hành sách báo cứu quốc. Năm 1952, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi về sách báo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong bối cảnh cần có một tổ chức thống nhất điều hành để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới, theo đề nghị của Nha Tuyên truyền Văn nghệ (tiền thân của Bộ Văn hóa – Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà In quốc gia.

 

Sắc lệnh 122/SL ra đời có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Lần đầu tiên từ khi giành được chính quyền, Nhà nước dân chủ nhân dân đã thành lập cơ quan quản lý 3 khâu Xuất bản - In - Phát hành sách nhằm giải quyết kịp thời việc in ấn, phát hành sách báo, tập trung mọi tiềm lực và khả năng phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục, từ đó mở ra thời kỳ mới cho sự nghiệp xuất bản ở nước ta.

 

Nhìn lại chặng đường vẻ vang 60 qua, chúng ta càng tự hào với truyền thống ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam.

 

Từ năm 1952-1975, là thời kỳ tạo dựng nền móng, hình thành và từng bước phát triển nền xuất bản cách mạng. Các xuất bản phẩm đã góp phần vào chiến thắng của toàn dân tộc, thống nhất đất nước.

 

Giai đoạn 1976-1985, sau khi đất nước thống nhất, các xuất bản phẩm xuất bản đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và phát triển kinh tế, phản ánh cuộc đấu tranh về sự lựa chọn con đường XHCN. Thời kỳ này, sách đã góp phần khẳng định chân lý độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phản ánh đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng trong nhiệm vụ xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế.

 

sach-121006.jpg

Nhiều ấn phẩm sách các loại được bày bán tại các cửa hiệu ở TP Tuy Hòa - Ảnh: K.CHI

Thời kỳ đổi mới đất nước (1986-2001), các xuất bản phẩm đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển của ngành năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001, xuất bản, phát hành tăng gấp 3,2 lần về bản; in tăng 4,4 lần về trang in so với năm 1986. Nhiều bộ sách có giá trị cao, các công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế… đã được xuất bản.

 

Thời kỳ 2002-2011, ngành xuất bản đã phát triển vượt bậc, các xuất bản phẩm đã phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, làm giàu thêm các giá trị văn hóa Việt Nam. Từ những tổ chức nhỏ bé ban đầu ở chiến khu Việt Bắc, hiện nay cả nước đã có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in và khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách…; 119 công ty phát hành sách cấp tỉnh thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông, văn hóa, giáo dục – đào tạo; 75 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất bản phẩm. Sự phát triển nhanh về số lượng nhà sách, công ty phát hành sách trên phạm vi toàn quốc đã góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí và văn hóa đọc ngày càng đa dạng của xã hội.

 

Có thể nói, từngày thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn đánh giácao vịtrí, vai tròcủa hoạt động xuất bản. Đây làmột lực lượng chủlực vàtiên phong trong công tác tư tưởng, tuyên truyền lýluận của Đảng. Được Bác Hồ và Đảng ta chăm lo gây dựng, dìu dắt và rèn luyện, các thế hệ những người làm công tác xuất bản - báo chíViệt Nam đã tham gia tích cực và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, thực sự là những chiến sĩ cách mạng, những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng.

 

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Xuất bản - In - Phát hành sách đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của Đảng và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, giữ vững định hướng chính trị và ổn định xã hội. Đồng thời, hoạt động xuất bản đã khẳng định được vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng xã hội Việt Nam phát triển bền vững; góp phần đào tạo, xây dựng và nuôi dưỡng tinh thần, phẩm chất, đạo đức con người Việt Nam thời kỳ mới.

 

PHÔNG KI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek