* Một cơn bão mới hình thành ở vùng biển Philippines.
Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn TW, đến sáng nay, bão số 6 – cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 10 năm qua – đã không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta. Nhưng trước đó, cơn bão mạnh cấp 12, giật trên cấp 13 này đã làm cho nhiều tỉnh miền Trung tan hoang sau hơn 3 giờ liền hoành hành trên đất liền Việt Nam trong sáng 1/10 khi gây ra cái chết của ít nhất 16 người, hàng trăm người bị thương và hàng ngàn ngôi nhà bị đổ sập, tốc mái. Ngay trong ngày 1/10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão.
Sau bão, người dân trở về - Ảnh: TTO |
16 NGƯỜI CHẾT, HÀNG TRĂM NGƯỜI BỊ THƯƠNG, THIỆT HẠI VẬT CHẤT CHƯA THỐNG KÊ NỔI
Tổng hợp mới nhất đến rạng sáng nay, 2/10 cho thấy: bão số 6 đã làm ít nhất 16 người chết (Đà Nẵng 4, Quảng Nam 2, Bình Định 4, Nghệ An 4, Quảng Bình 2); trong đó có 4 trường hợp là học sinh ở phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đi tắm bị chết đuối và 4 trường hợp ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đi đánh bắt cá do chủ quan bị nước lũ cuốn trôi.
Thuyền bị sóng lớn đánh văng lên bờ - Ảnh: TTO |
Không những vậy, hàng trăm người bị thương do bão số 6 đang được điều trị cấp cứu tại các bệnh viện ở các tỉnh miền Trung. Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng trở nên quá tải khi gần 500 người bị thương vì bão Xangsane (số 6) đã được đưa đến. Giường bệnh viện không còn đủ chỗ, 2 bệnh nhân phải chung 1 giường và nằm cả ra hành lang. Số bệnh nhân vẫn ngày càng tăng. Phần lớn các nạn nhân này bị thương là do tôn bay đụng phải, nhà sập, cây đổ đè lên... Ngay lúc mưa bão hoành hành, những người bị thương đã được chuyển đến bệnh viện cấp cứu bằng xe thiết giáp lội nước - phương tiện đặc chủng của quân đội. Quyết định sáng suốt của Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong vòng một ngày trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền đã kịp sơ tán hơn 18 vạn dân để tránh cơn “cuồng phong” (bão số 6) chưa từng thấy trong nhiều năm qua ở miền Trung là chính xác và chọn đúng thời điểm đã hạn chế tối đa thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Đà Nẵng cùng các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng
Cảnh hoang tàn sau bão ở TP Đà Nẵng - Ảnh: TTO |
Đường Hồ Chí Minh có nhiều đoạn bị sạt lở, cây đổ, gây ách tắc giao thông. Ngay lập tức, trong mưa bão, gió giật, Công an Quảng Nam vẫn cố gắng triển khai lực lượng khắc phục sự cố, như vận chuyển cây đổ, làm được tạm, giải phóng cho các xe khách, xe tải lỡ chuyến. Ngoài ra, lực lượng cứu hộ của Quân khu 5 cũng đã có mặt tại huyện Ngũ Hành Sơn và Hòa Vang để vận chuyển tài sản cho bà con ra khỏi các ngôi nhà bị sập, dọn dẹp cây cối bị đổ trên đường. Xe thiết giáp của quân đội cũng đã đưa 2 người dân Ngũ Hành Sơn bị thương nặng do sập nhà tới bệnh viện.
Thiệt hại về vật chất do cơn bão số 6 gây ra đối với miền Trung là rất lớn chưa thể thông kê hết được.
THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO: KHẨN TRƯƠNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Ngay trong ngày 1/10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhất là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum, tiếp tục chỉ đạo các biện pháp đối phó với lũ trên các triền sông, lũ quét, sạt lở đất, đồng thời tập trung chỉ đạo việc khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Bão số 6 gây sập nhà, làm chết người - Ảnh: TTXVN
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố khôi phục hệ thông điện, giao thông, thông tin liên lạc; giúp dân sửa chữa lại nhà cửa, tổ chức việc đưa dân từ nơi tránh bão trở về an toàn; làm tốt công tác vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ các gia đình bị nạn; chỉ đạo các điều kiện cần thiết để các cháu vùng bị bão được đón tết Trung thu vui vẻ và an toàn.
Các bộ, ngành liên quan cần có trách nhiệm giúp đỡ các tỉnh bị bão sớm khắc phục hậu quả, khôi phục và phát triển sản xuất.
Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của bão số 6, nhất là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, nơi bão trực tiếp đổ bộ đã thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, chủ động phòng chống bão.
Thủ tướng cũng biểu dương Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành liên quan đã làm tốt công tác dự báo bão, chỉ đạo kịp thời, hợp đồng chặt chẽ, góp phần làm hạn chế thiệt hại do bão số 6 gây ra.
Theo TTXVN, hiện các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đang khẩn trương hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do cơn bão này gây ra nhanh chóng ổn định đời sống theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo tiền phương phòng, chống bão số 6 là: “ Không để dân bị đói, bị rét và phải có trách nhiệm đến cùng với dân”. Trước mắt, ngành y tế phải đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, hướng dẫn nhân dân các tỉnh miền Trung phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau bão lũ, chữa trị cho những người bị thương do bão gây ra. Các ngành điện, Bưu chính viễn thông, giao thông vận tải nhanh chóng khôi phục để cung ứng điện, phục vụ liên lạc, đi lại để sớm đưa đời sống các tỉnh miền Trung trở lại bình thường. Ngành giáo dục các tỉnh miền Trung kiểm tra, dọn dẹp, khẩn trương tu sửa trường lớp để học sinh các cấp sớm trở lại học.
Cơn bão mới hình thành ở Theo Báo Tuổi Trẻ, lúc 23g đêm qua, Cơ quan khí tượng Cơn bão này được đặt tên là Neneng, vị trí tâm bão đêm qua ở khoảng 14,9 độ vĩ bắc, 131,3 độ kinh đông. Bão hiện cách khu vực Biscol của Trong khi đó, Trung tâm Cảnh báo bão hải quân Mỹ (JTWC) dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên nhanh chóng, trong vòng 72 giờ tới sẽ có sức gió lên đến 158km/g (không kém gì bão Xangsane). JTWC dự báo cơn bão này sẽ dần chuyển lên phía bắc hướng về Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và có thể không đi về quần đảo * Theo thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia (cơ quan chủ quản của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương), trong lịch sử cũng đã từng xảy ra nhiều trận bão, ATNĐ liên tiếp nhau đổ bộ vào khu vực vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (khu vực bão Xangsane đổ bộ) gồm bão số 7 (tên quốc tế là Tilda) mạnh cấp 11 ngày 13-9-1964, ATNĐ ngày 14-9-1964 và bão số 8 (Anita) mạnh cấp 8 ngày 23-9-1964; hai đợt ATNĐ ngày 9 và 14-9-1985; bão số 6 (Dom) mạnh cấp 7 ngày 6-10-1986 và một cơn bão mạnh cấp 8 ngày 17-10-1986; bão số 4 (Fritz) mạnh cấp 7 ngày 21-9-1997 và ATNĐ ngày 2-10-1997.
KHƯƠNG NGUYÊN (tổng hợp)