Hiện nay nhiều vấn đề và những thách thức đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân đang đặt ra đối với Phú Yên. Sự khác nhau lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng là một đặc điểm nổi bật.
Tư vấn dùng thuốc, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ xã Xuân Sơn Bắc (Đồng Xuân) - Ảnh: THU THỦY |
Những khác biệt này ngoài các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, thì một phần quan trọng là do yếu tố dân số tạo nên. Vì vậy, các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách cần phân tích, lưu tâm tới những đặc điểm về dân số một cách hệ thống hơn trên phạm vi toàn tỉnh, từng vùng, các nhóm dân cư, dân tộc, giới tính cùng những tác động lẫn nhau giữa các yếu tố dân số và phát triển. Để phát triển bền vững, đòi hỏi phải sử dụng tốt nhất các nguồn lực - không những tiền bạc mà còn cả nguồn lực con người, công nghệ hiện đại và tài nguyên, môi trường. Các số liệu kinh tế, xã hội và dân số được dùng một cách nhất quán trong nhiều ngành là cực kỳ quan trọng cho việc cải thiện quy trình kế hoạch hóa. Không làm như vậy sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực có giá trị, sẽ cản trở những nỗ lực xóa bỏ sự bất công và hạn chế phát triển bền vững.
Quy mô dân số và tăng trưởng, các xu hướng mức sinh và tử vong, cấu trúc tuổi, phân bố dân số, đô thị hóa và di cư đều có tác động lớn tới mọi mặt của sự phát triển kinh tế xã hội; trong đó cần đầu tư nhiều hơn nữa vào dân số và sức khỏe sinh sản, nếu chúng ta muốn đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản kém là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh và tử vong, làm giảm tuổi thọ, cản trở đạt mục tiêu giáo dục, giảm năng suất lao động…, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng bảo đảm chăm sóc tốt lúc sinh nở và đặc biệt là được chăm sóc sản khoa khẩn cấp sẽ giảm tử vong sản phụ khoảng 74%. Đó là những lợi ích rất lớn. Nhưng lợi ích cá nhân, xã hội và kinh tế mà các dịch vụ sức khỏe sinh sản mang lại còn quan trọng hơn. Một nghiên cứu ở Mexico cho thấy mỗi peso mà hệ thống an sinh xã hội chi cho dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã tiết kiệm được 9 peso chi cho những biến chứng phá thai không an toàn và chăm sóc bà mẹ trẻ em. Ở Thái Lan, mỗi đô la đầu tư vào các chương trình kế hoạch hóa gia đình đã tiết kiệm cho chính phủ hơn 16 đô la. Ở Ai Cập, phân tích cho thấy mỗi đô la đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình đã tiết kiệm cho Chính phủ 31 đô la chi cho giáo dục, lương thực, y tế, nhà ở và nước sinh hoạt cùng các dịch vụ chất thải. Còn ở Việt
Đầu tư vào sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cũng làm giảm đáng kể số người nhiễm HIV/AIDS, bởi 75% trường hợp nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục, sinh đẻ và bú sữa mẹ. Vì vậy, việc nỗ lực kết nối phòng chống HIV/AIDS với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục rất có ý nghĩa. Điều đó sẽ có lợi cho phụ nữ và những người trẻ tuổi đang bị mắc HIV/AIDS .
Một kế hoạch hành động để mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ sức khỏe sinh sản toàn diện, bao gồm các giải pháp: coi kế hoạch hóa gia đình như một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sức khỏe; giải quyết các nhu cầu về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên trẻ; thực hiện các dịch vụ có chất lượng và có khả năng cung cấp để nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em; phòng chống nạo phá thai và nạo phá thai an toàn; tăng cường sự an toàn của các hàng hóa phục vụ sức khỏe sinh sản, coi kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sản khoa là vấn đề khẩn cấp; lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS vào các chương trình, dịch vụ sức khỏe…
Thạc sĩ ĐỖ THỊ NHƯ MAI
Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên