* 9 tàu/134 ngư dân đang ở khu vực nguy hiểm
* Phú Yên hiện còn 184 phương tiện/1.035 ngư dân đang hoạt động trên biển
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương, hồi 7 giờ ngày 2/10, vị trí tâm bão Lekima (bão số 5) ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117 km một giờ), giật trên cấp 11.
Sơ đồ đường đi của bão Lekima qua vệ tinh - Ảnh TTDBKTTV TƯ |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Lekima di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 7 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 km về phía tây nam. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 350km; vùng gió mạnh từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 150km.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, bão Lekima di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Như vậy khoảng sáng ngày 3/10, vùng tâm bão sẽ đi vào nam vịnh Bắc bộ. Đến 7 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300km.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía tây bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Biển động dữ dội. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung trung bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh Trung trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Trong cơn dông đề phòng tố lốc mạnh.
Bản tin dự báo của các cơ quan khí tượng quốc tế vào đêm 1/10 cũng đều nhận định bão Lekima nhiều khả năng đổ bộ vào vùng biển Nghệ An - Hà Tĩnh. Trong khi đó, ngoài khơi
Bão Lekima đã rất mạnh, xu hướng tác động đến đất liền rất rõ. Vì vậy phải triển khai công việc phòng chống cấp bách. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương (BCĐ PCLB T.Ư) Cao Đức Phát nhận định như vậy tại cuộc họp ban chỉ đạo vào chiều qua (1/10) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng.
9 tàu cùng 134 ngư dân đang ở vùng nguy hiểm
Theo đại tá Bùi Song Nhâm - phó tham mưu trưởng bộ đội biên phòng, lực lượng biên phòng 28 tỉnh ven biển đã đôn đốc kiểm tra, thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động về hướng di chuyển của bão. Kết quả đến 14g chiều 1/10 đã kêu gọi được 25.183 tàu thuyền/164.613 ngư dân đang hoạt động trên biển biết hướng di chuyển của bão số 5.
Tại khu vực nguy hiểm (quần đảo Hoàng Sa đến Hải
Thông tin của bộ đội biên phòng cũng cho biết lúc 22g ngày 30/9, ngư dân Lê Văn Đẩu (sinh 1966) ở Bến Tre thuộc tàu BT1576 TS đang ngồi trên thúng câu mực ở khu vực Hòn Chuối (Cà Mau) bị sóng to đánh lật thúng mất tích.
Bà con ngư dân Đà Nẵng đang khẩn trương đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão số 5 - Ảnh VNN |
Phú Yên hiện còn 184 tàu thuyền/1.035 lao động đang hoạt động trên biển
Thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cho biết, hiện còn 184 tàu, thuyền/1.035 lao động Phú Yên đang hoạt động trên biển. Trong đó, có 40 tàu, thuyền/120 lao động hành nghề giã cào gần bờ trên vùng biển Phú Yên; 71 tàu, thuyền/550 lao động đánh bắt xa bờ ở vùng biển từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu; 1 tàu/9 lao động đã neo đậu tránh bão tại Đồ Sơn, Hải Phòng; 72 tàu, thuyền/356 lao động đang đánh bắt gần bờ trên vùng biển từ Khánh Hoà- Ninh Thuận.
Theo Bộ chỉ Bộ đội Biên phòng, tất cả các tàu thuyền trên đều thường xuyên liên lạc về gia đình. Hiện chưa có thông tin thiệt hại về bão số 5 của tàu thuyền và ngư dân Phú Yên. Lực lượng Biên phòng tỉnh vẫn tiếp tục duy trì chế độ trực, theo dõi diễn biến của cơn bão và sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.
Trước đó, Bộ đội Biên phòng Phú Yên cũng đã bắn 3 lần pháo hiệu báo bão.
Tất cả sẵn sàng ứng phó
Bộ trưởng Cao Đức Phát xác định vùng nguy hiểm của bão số 5 từ vĩ tuyến 14 trở ra phía Bắc. Với các tàu còn mất liên lạc, đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục liên hệ với các nước trong khu vực nhờ tìm kiếm. Các tàu thuyền nhỏ đang hoạt động ven bờ phải vào nơi neo đậu trong ngày hôm nay (2/10). Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển phải được sơ tán dân. Các địa phương bị ảnh hưởng bão xác định các vùng nguy hiểm ven biển và sẵn sàng tính thời điểm sơ tán dân. Đối với đồng ruộng cần phải thu hoạch hết lúa chín, bảo vệ cây vụ đông đã xuống giống.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng 28 tỉnh, thành tuyến biển và 4 hải đội đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình chủ tàu thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão. Từ sáng 2/10, tổ chức bắn pháo hiệu thông báo bão tại các điểm qui định.
Quân chủng Phòng không-Không quân từ sáng nay (2/10) đã cho máy bay giám sát dọc biển kêu gọi tàu thuyền vào bờ. Quân chủng Hải quân bố trí 9 tàu trực bão lụt tại các căn cứ và hàng chục tàu tại các vùng biển Trường Sa, Vùng D, Đà Nẵng, Hải Phòng, sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, chỉ đạo các đơn vị rà soát, bổ sung kế hoạch phòng, chống lụt bão, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp cùng với chính quyền địa phương tham gia ứng cứu, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, khắc phục hậu quả bão lụt.
Công điện của UBND tỉnh về phòng tránh ảnh hưởng của bão số 5 UBND tỉnh Phú Yên vừa có công điện gởi Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, công điện yêu cầu: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Thuỷ sản và các địa phương tiếp tục thông báo tình hình diễn biến của bão số 5, thường xuyên liên lạc để hướng dẫn cho các chủ tàu thuyền biết để tìm nơi trú ẩn. Trong đất liền phải theo dõi diễn biến thời tiết, nhất là lượng mưa, mực nước các sông suối, hồ chứa nước để kịp thời triển khai các biện pháp phòng tránh lũ, đặc biệt vùng ven các sông suối, vùng trũng thấp, vùng có khả năng sạt lở đất. Các cơ quan, đơn vị phải phân công trực ban nghiêm túc, không được chủ quan, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão để kịp thời đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
BTV (Tổng hợp)