Theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, ngày 23/9 tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về khí hậu nhằm tạo thêm động lực chính trị thúc đẩy quá trình thương lượng về một thỏa thuận pháp lý mới trong năm 2015 trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Tham dự hội nghị có gần 120 tổng thống, thủ tướng và nhiều lãnh đạo cấp cao các nước. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thay mặt Chính phủ Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của hội nghị.
Phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc cho biết, tại hội nghị, lãnh đạo các nước đã thông báo về tình hình, chính sách, hành động của nước mình nhằm góp phần giữ nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C, tăng cường khả năng phục hồi, đối phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm đối phó với biến đổi khí hậu trên các lĩnh vực tài chính, năng lượng, công nghiệp, lâm-nông nghiệp, giao thông và đô thị…
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu bật quan ngại chung về các diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của vấn đề biến đổi khí hậu, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển bền vững ở mọi quốc gia. Phó thủ tướng kêu gọi các nước cần cam kết mạnh mẽ và nỗ lực nhiều hơn trong đàm phán nhằm đạt được một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới có tính ràng buộc về biến đổi khí hậu trong năm 2015, để thế giới có thể đạt được mục tiêu về nồng độ khí thải nhà kính trong khí quyển và nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C.
Phó thủ tướng nhấn mạnh thỏa thuận toàn cầu mới cần bao trùm mọi lĩnh vực từ thích ứng đến giảm nhẹ khí phát thải, thể hiện nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng cần có phân biệt của UNFCCC, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về đóng góp của các nước và có cơ chế đánh giá, kiểm tra, giám sát; đồng thời kêu gọi các nước phát triển tăng cường thực hiện các cam kết theo Nghị định thư Kyoto, cung cấp tài chính và công nghệ tiên tiến cho các nước đang phát triển đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nêu rõ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng, Việt Nam luôn ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu; đã đề ra các định hướng giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt đã đặt mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% so với năm 2010, giảm lượng tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1-1,5%/năm.
Phó thủ tướng cũng thông báo Việt Nam đang nghiên cứu có đóng góp quốc gia tự nguyện (INDCs), trong đó xác định rõ các đóng góp cụ thể về giảm khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và cam kết của Việt Nam hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và các đối tác nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu tại hội nghị các nước thành viên Công ước khung về biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp) năm 2015.
Theo TTXVN/Vietnam+
à Bah*�,�0����nh thức lên tiếng khẳng định việc tham gia các cuộc không kích bắt đầu hồi sáng 23/9 vào IS tại Syria. Hãng thông tấn Bahrain dẫn lời nguồn tin quân đội nước này khẳng định, Bahrain và các quốc gia trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), đã gửi các máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu khủng bố tại Syria trong ngày 23/9.
Cùng lúc, hãng thông tấn Ả-rập Xê-út cũng trích nguồn tin chính thức của nước này xác nhận việc máy bay chiến đấu của Ả-rập Xê-út đã tham gia các cuộc không kích chống IS ở Syria. Trong một động thái tương tự, hãng thông tấn chính thức của UAE cũng dẫn nguồn tin ngoại giao của nước này khẳng định việc không quân UAE đã tham gia các cuộc oanh tạc nhằm vào IS ở Syria.
Còn tại Syria, Liên minh Dân tộc đối lập đã chính thức lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ mở chiến dịch không kích chống IS, đồng thời hối thúc Washington tăng cường sức ép lên cả chính quyền Syria, chứ không chỉ dừng lại ở việc không kích IS. Trong khi đó từ Tehran, Bộ Ngoại giao Iran đã chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và đồng minh mở chiến dịch oanh kích IS bên trong lãnh thổ Syria, coi đó là sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Syria.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Amir Abdul Lahyan nêu rõ, bất kỳ hành động quân sự nào được tiến hành bên trong lãnh thổ Syria mà không được sự cho phép của Syria và không tuân theo luật pháp quốc tế, đều là không chấp nhận được. Cuộc chiến chống khủng bố không thể coi là cái cớ để xâm phạm chủ quyền của Syria.
Còn từ Libăng, Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hezbollah cũng tuyên bố phản đối chiến dịch không kích của Mỹ vào Syria. Tổng thư ký Hezbollah Hasan Nasarullah khẳng định, lực lượng này phản đối mọi hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria, bất kể hành động quân sự đó là nhằm vào Chính phủ Syria hay tổ chức IS. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Syria nói rằng, nước này đã nhận được thông báo từ phía Mỹ về việc Mỹ và đồng minh sẽ mở các cuộc không kích nhằm vào IS ở tỉnh Raqqa. Thông báo được phía Mỹ chuyển cho đại diện thường trực của Syria tại Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết liên minh quân sự này không tham gia chiến dịch không kích do Mỹ cầm đầu nhằm vào các mục tiêu của nhóm phiến quân IS ở Syria. Một quan chức NATO khẳng định: "Không có sự can dự của NATO (vào chiến dịch không kích do Mỹ đứng đầu ở Syria)."
Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết con số thiệt mạng trong các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào nhóm Mặt trận Nusra có liên hệ với Al-Qaeda ở khu vực Idlib, miền bắc Syria, trong ngày 23/9 đã lên đến 50 người, nhưng phần lớn trong số này không phải là công dân Syria.
H.T (tổng hợp từ TTXVN, VOV)