Từ ngày 23/4/2007, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia triển khai tuần lễ An tòan giao thông đường bộ lần thứ nhất trên phạm vi toàn quốc, trong đó sẽ xử lý kiên quyết người đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc.
CHỈ CÓ 50% SỐ NGƯỜI ĐI XE MÁY ĐỘI MŨ BẢO HIỂM TRÊN ĐƯỜNG BẮT BUỘC
Bé cũng đội mũ bảo hiểm. (Ảnh: Internet)
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, hiện nay tai nạn giao thông do mô tô, xe máy gây ra chiếm tới 95% số vụ tai nạn giao thông liên quan tới xe máy thì chấn thương sọ não chiến khoảng 2/3 và tỷ lệ tử vong rất cao, hoặc mang di chứng nặng nề trở thành tàn phế. Nhưng chỉ có 50% những người đi xe máy ở Việt
Tại các nước châu Âu, chấn thương do tai nạn giao thông ở vùng đầu chiếm khoảng 75% số trường hợp tử vong, trong khi tỷ lệ này ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt
Thượng tá Trần Sơn Hà – Phó Cục trưởng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho rằng: “Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe máy là để bảo vệ cho chính người tham gia giao thông. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì người đội mũ bảo hiểm có 80% cơ may không bị chấn thương sọ não hoặc thương tật, tử vong. Mũ bảo hiểm còn ngăn chặn sự va đập trực tiếp của hộp sọ vào vật cản. Đồng thời mũ bảo hiểm giúp người điểu khiển giao thông đỡ hít phải bụi, tránh ánh nắng mặt trời”.
Hiện nay, vẫn có quan niệm rằng: đi xe máy trong nội thành thường là đi gần, tốc độ không cao nên việc đội mũ bảo hiểm gây bất tiện và không cần thiết. Về vấn đề này, ông Hà cho biết: “Tại các tuyến đường trong nội thành vẫn xảy ra nhiều tai nạn giao thông chết người. Đặc biệt vào buổi tối và ngoài giờ cao điểm. Do đó, tôi cho rằng, nên triển khai đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường trong cả nước”.
TẠO THÓI QUEN ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
Để xử lý mạnh tay với các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, Thượng tá Trần Sơn Hà cho rằng: “Các cơ quan chức năng liên quan đã trình Chính phủ phê duyệt dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 152-2005/NĐ-CP. Theo đó với hành vi không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc sẽ bị phạt hành chính nặng hơn trước rất nhiều. Mức xử phạt từ 20.000 – 40.000 đồng và tạm giữ xe ba ngày, hiện nay sẽ tăng lên 80.000 – 100.000 đồng”.
Chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là một chủ trương lớn. Nhưng phải làm sao để người dân ý thức được rằng: Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ an tòan cho chính mình. Các lực lượng chức năng cũng phải thực hiện thật nghiêm các chế tài đối với người vi phạm để chủ trương của Chính phủ thực sự có hiệu lực, như chủ trương “cấm đốt pháo” trước đây.
Để tạo thói quen đội mũ bảo hiểm cho người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy cần một sự tuyên truyền, giáo dục kiên trì và cưỡng chế cũng là một biện pháp giáo dục hiệu quả cao. Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải xây dựng một lộ trình phù hợp cho việc đội mũ bảo hiểm ở Việt
Theo Tin Tức