Thứ Bảy, 30/11/2024 14:31 CH
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ
Thứ Tư, 19/03/2014 07:47 SA

Nhân Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 16 năm 2014 (từ ngày 16 đến 22/3), Báo Phú Yên phỏng vấn Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Nguyễn Phất, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN tỉnh xung quanh công tác ATVSLĐ-PCCN.

c140319.jpg

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra công tác an toàn lao động tại Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa - Ảnh: K.CHI

* Trước tiên, ông có thể đánh giá khái quát tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

- Thời gian qua, Sở LĐ-TB-XH Phú Yên đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng ban hành Kế hoạch về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 và Văn bản số 4158/UBND-VX ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng mất an toàn lao động, vệ sinh lao động trong một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác ATVSLĐ-PCCN, nhất là các lĩnh vực xây dựng, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và làng nghề. Do đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, hội đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chương trình ATVSLĐ để giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ).

Nhìn chung, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến về nhận thức; triển khai, tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN hàng năm và thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ-PCCN. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm công tác ATVSLĐ như chưa thành lập hội đồng bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên; cải thiện điều kiện môi trường lao động, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ-PCCN; chưa quan tâm đến công tác khám sức khỏe để phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

* Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn chưa thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCN, nên đã xảy ra những TNLĐ đáng tiếc. Đâu là những biện pháp, chế tài để chấn chỉnh vấn đề này, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động?

- Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra TNLĐ, cả khách quan lẫn chủ quan. Về khách quan, chủ yếu là do thiên tai, lũ lụt… Về chủ quan là nhận định về sự cố chưa chu đáo, không lường trước được sự việc, chủ quan nên không có các biện pháp an toàn khi sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đã để xảy ra TNLĐ và sự cố nghiêm trọng trong phương án sản xuất kinh doanh là do chưa có các biện pháp thực hiện bảo đảm ATVSLĐ-PCCN nên khi xảy ra sự cố thì lúng túng, không có biện pháp khắc phục khẩn cấp.

Để chấn chỉnh vấn đề này, Sở LĐ-TB-XH tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phải thực hiện công tác ATVSLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, biện pháp thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; đồng thời cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Xây dựng kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi có TNLĐ và sự cố nghiêm trọng xảy ra; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động biết để ứng phó. Bên cạnh đó, ngành chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn nhất là những lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu.

* Trong giai đoạn 2011-2015, ngành LĐ-TB-XH đã đề ra những giải pháp gì để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN?

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 10/UBND-VX triển khai thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể là: Trung bình hàng năm giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện và chế biến gỗ. Hàng năm, tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tăng 5% số người được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; khoảng 1.500 người lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ-PCCN. Để đạt được mục tiêu đó, Sở LĐ-TB-XH có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện 3 dự án gồm: dự án “Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ-PCCN”, dự án “Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về ATVSLĐ-PCCN”, dự án “Hoạt động quản lý và giám sát chương trình”.

Tuy nhiên, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra rất lớn nhưng kinh phí Trung ương hỗ trợ và kinh phí địa phương bố trí cho chương trình còn hạn chế. Do đó, để đảm bảo chương trình hoạt động đạt được mục tiêu đề ra, các ngành và tỉnh cần phải bố trí kinh phí để thực hiện.

* Xin cảm ơn ông!

KIM CHI (thực hiện)

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek