Ở Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh mọi người quen gọi bà bằng cái tên thân thiết: Cô Tám. Bà là Trần Thị Mai, nhưng cái tên Cô Tám gần gũi ấy đã theo bà từ những ngày còn là con gái đi xây dựng phong trào ở miền núi Sơn Hòa. Hết chín năm kháng chiến chống Pháp, bà lại vào ra sinh tử ở vùng chiến khu chống Mỹ. Lấy chồng, chưa kịp có con thì chồng hy sinh. Bà ở vậy cho đến bây giờ.
Ở tuổi 82, bị nhiễm chất độc hóa học thời ở chiến khu, lại từng bị địch bắt tù đày, đánh đập nên mỗi khi trái gió trở trời cơn đau nhức hành hạ làm bà đi lại khó khăn. Nhưng mọi người ở trung tâm này, từ lãnh đạo, bác sĩ đến những người cùng cảnh ngộ như bà đều trọng vọng, chăm sóc, giúp đỡ bà bằng tất cả tình yêu thương nên bà coi trung tâm này như ngôi nhà của mình.
Một ngày của bà qua đi trong tình yêu thương rộng lớn đó.
Buổi sáng bà thức dậy thắp cho ông một nén nhang. Bàn thờ của ông không có hình, chỉ có tấm Bằng Tổ quốc ghi công ghi tên ông và một chiếc bình cắm nhang
Đầu giờ sáng, như mọi ngày, bác sĩ Huỳnh Tuy Viễn, Trưởng phòng Y tế của trung tâm đến kiểm tra sức khỏe cho bà Thay vì tập thể dục, bà tập tễnh đi lại trong sân vườn Bạn già chăm sóc, giúp đỡ nhau Thú vui của bà là nghe thời sự buổi sáng bằng chiếc radio cầm tay Khẩu phần ăn được các nhân viên nhà bếp bưng lên tận phòng ở. Không ăn được nhiều, nhưng bà ăn làm nhiều lần trong ngày
DƯƠNG THANH XUÂN