Theo kinh nghiệm của bà con sống ven sông Cái (sông Kỳ Lộ), từ tháng bảy âm lịch trở đi, con rạm sẽ ngược dòng nước lên nguồn sinh sản, sau đó sẽ theo nước lụt trôi ra biển. Cứ như vậy mà hàng năm, vào thời điểm này, bà con chuẩn bị sõng và các loại lờ, rập để đón luồng rạm đi lên. Lờ và rập đều là những dụng cụ đan bằng lưới nhưng lờ thì vuông và kín, con rạm chui vào không có đường ra, còn rập thì tròn như cái ống, sau khi thả phải kéo nhanh, nếu không con rạm có thể chui ra được. Sau những cơn mưa đầu mùa, nước trên nguồn vừa xuống, con rạm rửng nước kéo lên. Có khi rạm đi thành đám dày đặc, thấy mà ham.
Con rạm lớn hơn con còng nhưng nhỏ hơn con cua, gạch rất nhiều và rất béo. Rạm bắt về bẻ hết càng cho vào cối giã làm món riêu, hoặc đơn giản cho vào chảo dầu ram lên là có món “đặc sản”. Nhiều nhà ở nông thôn kho rạm một nồi to, cho muối hơi mặn để dành ăn suốt mùa mưa.
Bà con ở phía trên cầu Ngân Sơn (Tuy An) có nhiều kinh nghiệm đón luồng rạm Chuẩn bị rập để đón luồng rạm Mồi nhử rạm là cá hố hoặc đầu các loại cá có mùi tanh Sau khi thả xuống nước khoảng một tiếng đồng hồ, đi thăm, có khi được một lờ rạm Niềm vui bắt được nhiều rạm
DƯƠNG THANH XUÂN