Thứ Năm, 28/11/2024 04:46 SA
Về Đa Lộc
Thứ Hai, 22/05/2006 07:44 SA

Tiếng đồn Đa Lộc cam ngon

Muốn ăn cam Đa Lộc, sợ đi mòn gót chân      

    

Đa Lộc là vùng kinh tế mới thuộc huyện Đồng Xuân. Từ Phước Lãnh theo ĐT644 về hướng đông bắc độ 6,7km là đến trung tâm xã Đa Lộc. Địa phương này có dân số 3976 người với 811 hecta đất sản xuất.

 

Vùng Đa Lộc, trước kia cư dân đa số là người dân tộc thiểu số. Họ sống rải rác ở buôn làng trên các sườn đồi, cạnh những con suối. Cũng như người dân tộc thiểu số ở Phú Mỡ nhà cửa và cách sinh hoạt ở đây giống người Kinh khá rõ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ bản sắc dân tộc nên ở riêng biệt với người Kinh trong các buôn làng.

 

060522-que-huong.jpg
Vào hội - Ảnh: DTX

 

Đa Lộc có hòn Đát cao 800m và đồi núi thoai thoải, bằng phẳng hơn các vùng khác, lại là nơi đất đai phì nhiêu, được chọn làm khu kinh tế, di dân các nơi xa đến, nhiều nhất là dân từ Cam Ranh. Số người lớn tuổi có kinh nghiệm đem các giống cam chiết, cam ghép về trồng một đôi năm đã cho quả vừa sai, vừa ngọt. Họ phát triển rộng rãi, hộ gia đình nào cũng trồng cam và các cây ăn quả khác. Cam Đa Lộc có mặt ở nhiều nơi và nổi tiếng.

 

Buôn Hòn Đát có người Bana sinh sống từ lâu, gọi là người Bana vùng thấp, cũng như đồng bào ở buôn Xí, buôn Thoại, làng Đồng thuộc xã Phú Mỡ. Nói đến người Bana vùng thấp ở buôn Xí, buôn Thoại, làng Đồng thuộc xã Phú Mỡ có 700 người. Người Bana vùng thấp vốn ở phía tây tỉnh Gia Lai, họ chạy xuống Phú Yên thời Tây Sơn. Khi mới đến, họ sống xen với đồng bào Bana và Chăm huyện Vân Canh, Bình Định rồi di cư vào suối Giây dưới chân núi Đát, núi Kông Kênh giáp ranh Phước Lãnh (xã Xuân Lãnh). Người Bana vùng cao sống ở phía Tây bắc của tỉnh, vùng giáp giới ba tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên (Đồng Xuân), trên vùng núi non hiểm trở. Trước kia, người Pháp ở Qui Nhơn gọi Bana – Thồ Lồ là “vùng hiên ngang sống ngoài thế giới văn minh”.

 

Người Bana vốn có truyền thống bất khuất nên đã sớm tham gia và đóng góp tích cực vào phong trào Tây Sơn. Vùng Thồ Lồ, Xí, Thoại, Đồng cũng là căn cứ của phong trào Cần Vương. Những năm cuối thế kỷ XIV, Phó Đấy, Ma Bí (dân tộc Chăm – HơRoi) ở xã Đá Mài cùng với người Bana buôn Suối Đá đã đấu tranh chống làm xâu, nộp thuế; hợp tác với Bá Sự, tổ chức nghĩa quân, rèn đúc vũ khí xây dựng căn cứ tại Sân Sĩ, trong khu rừng Mò O phía tây Kỳ Lộ. Núi La Hiên và khu rừng Chăm Băng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Võ Trứ vào năm 1898.

 

NGUYỄN ĐÌNH CHÚC

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Độc đáo Gành Đá Đĩa
Thứ Hai, 15/05/2006 08:31 SA
Thùy dương bên biển Tuy Hòa
Thứ Ba, 09/05/2006 09:22 SA
Picnic ở suối nước nóng Triêm Đức
Thứ Tư, 03/05/2006 15:37 CH
Bãi Bàng
Thứ Hai, 24/04/2006 14:15 CH
Di tích hành cung Long Bình
Thứ Ba, 18/04/2006 08:41 SA
Hòn Ông, Hòn Bà trên núi La Hiên
Thứ Hai, 10/04/2006 08:43 SA
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek