Ai ơi bưng bát cơm đầy
Đồng
Gian nan, cực nhọc, bấy giờ…
Công ơn biết mấy cho vừa đừng quên.
Đập Đồng
Điểm du lịch Đập Đồng Cam - Ảnh: Minh Nguyệt |
Thuở xa xưa, cánh đồng này là biển cả, dấu vết còn lại là Gành Đá thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Thắng, đồi cát trắng thôn Mỹ Thạnh xã Hòa Phong, Gành Bà thôn Phước Thành (đối diện với Dinh Ông xã Hòa Định, phía nam sông Đà Rằng)… Qua lớp lớp thời gian, phù sa bồi dần thành những cánh đồng, dân cư về sinh sống xây dựng thành làng xóm. Mỗi làng có lũy tre bao bọc chung quanh trông tựa những hòn đảo ngoài biển khơi. Dân chúng khai hoang, vỡ hóa làm thành những thửa ruộng để cấy lúa, trồng ngô. Đồng Tuy Hòa thời bấy giờ chỉ làm một vụ ăn nước trời, đến mùa nắng ruộng khô nứt nẻ, không trồng thêm hoa màu phụ được, nên mức sống người dân rất thấp.
Năm 1923, đập Đồng Cam được khởi công xây dựng, đến năm 1931 hoàn thành, năm 1932 hoàn thành kênh mương và khánh thành. Tháng 1-1933, Bảo Đại đến thăm đập Đồng
Đây là một công trình quy mô, được các kỹ sư người Pháp thiết kế và dân phu từ khắp nơi đưa về với số lượng đông đảo, xây dựng. Đập dài 688m, cao 22,4m so với mặt nước biển, chiều dài hệ thống kênh mương khoảng 200km. Kinh phí xây dựng 2,1 triệu đồng Đông Dương tương đương 262.000 tấn thóc.
Sau thời gian xây dựng kỷ lục (10 năm), đập Đồng
Những người xây dựng công trình trải qua bao nhiêu gian khó, đổ mồ hôi và xương máu. “Việc xây con đê này rất khó, vì nơi này lam sơn, chướng khí. Các viên kỹ sư, giám thị người Pháp và những người thầu khoán cùng nhân công An Nam đều phải sinh hoạt một cách hết sức nguy hiểm. Nhà nào người nấy đều lo sợ ma thiêng nước độc”…
Đã hơn hai phần ba thế kỷ, đồng lúa Tuy Hòa mỗi năm được phù sa sông Ba bồi lên. Lúa mỗi ngày tốt hơn cho nên đồng Tuy Hòa được coi là “vựa lúa Liên khu 5”. Trong những năm trường kỳ của hai cuộc kháng chiến, quân và dân Khu 5 có đủ lương thực đánh đế quốc xâm lược nhờ vào vựa lúa đồng Tuy Hòa, nhờ sự dẫn thủy nhập điền của đập Đồng Cam.
Tại đập Đồng Cam có miếu thờ 52 dân phu tử nạn khi xây dựng vào năm 1930 và miếu Sơn Thần trên đỉnh đồi cạnh đập. Đây là miếu Sơn Thần duy nhất còn lại tại Phú Yên.
Nơi đây phong cảnh rất đẹp. Du khách xa gần thường đến tham quan có để lại thơ phú.
Còn nhớ năm 1947, giặc Pháp đặt mìn phá hỏng cống xả cát bờ nam và cầu máng Quy Hậu. Năm 1952, giặc Pháp ném bom phá cầu máng Đồng Bò và ngày
Nhà thơ Nguyên Hồ cổ vũ dân công thi đua thực hiện công tác trên. Để tránh máy bay, dân công phải làm ban đêm, đèn đuốc được thắp lên sáng rực.
Tác giả đã sáng tác tại chỗ những câu ca dao:
Chặt cọc mà móc đèn vô
Để chi phải tốn một cô cầm đèn
Chặt cọc mà móc đèn lên
Để chi phải tốn một em cầm đèn.
Nguyên Hồ còn sáng tác những câu mang tính chất trữ tình khích lệ trai gái:
Em là cô gái Hòa Quang
Anh, trai Hòa Định hai làng đâu xa
Về đây họp lại một nhà
Như con một mẹ, như hoa một cành.
Đập Suối Cái hoàn thành, trời mưa, nước chảy theo mương về đồng.
Nguyên Hồ viết:
Nước về chở nặng phù sa
Mang theo tiếng hát lời ca êm đềm
Nước cười sáng ánh sao đêm
Nước men theo đập nước vào ruộng sâu
Nước reo, nước vỗ chân cầu
Nước vui lúa tốt nước sầu đất hoang
Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
Tiếng ai tát nước hò khoan, khoan hò.
*
* *
Bị xuống cấp do bom đạn và thời gian, gần đây Đập Đồng Cam đã được tu sửa lớn và tiếp tục phát huy tác dụng là nguồn sửa cho những cánh đồng thâm canh của các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TP Tuy Hòa.
NGUYỄN ĐÌNH CHÚC