Sản phụ bị rong huyết, phụ nữ sau khi sinh bị sót nhau là những triệu chứng hết sức nguy hiểm. Người Quảng
Cây huyết dụ đặc trị bệnh rong huyết ở phụ nữ sau sinh đẻ - Ảnh: Hoàng Sơn |
Lá ngót chống sót nhau thai
Cây lá ngót (cây bồ ngọt) được nhiều người biết đến như một thứ rau bình thường dùng để nấu canh, thanh nhiệt. Ngoài tác dụng đó, theo kinh nghiệm dân gian, nhiều nơi tại tỉnh Quảng
Công tác tại trạm y tế xã Tam Quang, huyện Núi Thành từ nhiều năm qua, y sĩ Nguyễn Thị Liên đã nhiều lần chứng kiến cảnh phụ nữ sót nhau thai. “Chỉ cần sót một tí nhau bằng móng tay cũng đủ gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Nên sau khi sinh, có hiện tượng chảy máu tử cung cần lập tức cho sản phụ uống nước lá ngót”, y sĩ Liên nói.
Theo bà Liên, sau khi sinh, sản phụ nên uống nước lá ngót càng sớm càng tốt. Đặc biệt, uống nước lá ngót trong khoảng 6 giờ đồng hồ sau sinh, việc chống sót nhau thai càng hữu hiệu. Để chống sót nhau một cách bài bản theo phương pháp y học cổ truyền, lá ngót tươi sau khi giã nhuyễn được chia làm 2 phần để uống hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút, sau chừng 15-30 phút, sản phụ sẽ hết đau bụng, nhau thai sẽ ra hết. Ngoài cách này, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân sản phụ.
“Trong điều kiện y học ngày xưa, người dân thường dùng lá bồ ngọt để trị chứng này. Ngày nay nhiều người nhà sản phụ vẫn thường mang theo ít lá ngót tươi đến bệnh viện và cho uống ngay sau khi sản phụ sinh xong”, bà Liên cho biết.
Không chỉ có tác động đến cơ chế kích thích tử cung co bóp để đẩy hết nhau thai ra ngoài, cây lá ngót còn được nhiều người sử dụng như một vị thuốc bổ cho phụ nữ sinh con. Với đặc tính bùi ngọt, mát, lá ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Phụ nữ sau sinh có thể dùng rau này nấu canh với thịt băm nhuyễn giúp bồi bổ cơ thể.
Tuy nhiên, theo y sĩ Nguyễn Thị Liên, vì lá ngót có tác dụng đẩy nhau thai ra ngoài, nên thứ lá này lại nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai (chưa đến ngày sinh hạ). “Phụ nữ mới mang thai không nên ăn lá ngót vì rất dễ dẫn đến sẩy thai”, bà Liên khuyến cáo.
Thuốc dấu cây huyết dụ
Cây huyết dụ rất dễ mọc. Không riêng gì tại tỉnh Quảng
Tại vườn thuốc nam của trạm y tế xã Tam Quang (huyện Núi Thành), cây huyết dụ được trồng khá nhiều. Chị em bị bệnh rong huyết đến khám tại trạm thường được các y sĩ hướng dẫn cách sử dụng để tự điều trị tại nhà. Y sĩ Trần Thị Dung, trạm y tế phường Trường Xuân (TP Tam Kỳ), cho biết: “Lá huyết dụ có tác dụng cầm máu rất tốt. Theo đông y, huyết dụ có tính mát, vị nhạt, có tác dụng bổ huyết, cầm máu dùng chữa rong kinh, băng huyết rất hiệu nghiệm”.
Lá huyết dụ có thể dùng điều trị xuất huyết tử cung theo liều dùng: lá tươi huyết dụ 40-50 gram, sắc uống hằng ngày. Hoặc có thể kết hợp với các thứ thuốc dân gian khác như: rễ cỏ tranh, rễ gừng để có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoa, lá huyết dụ còn được phơi khô để sẵn trong nhà, khi có bệnh có thể mang ra dùng ngay.
Dược sĩ Nguyễn Thị Sáu, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng
Theo TNO