Những phát hiện mới nhất của Hiệp hội Tim mạch tại Mỹ đã chỉ ra rằng người lớn ngủ ít hay nhiều hơn 8 tiếng vào ban đêm đều có ảnh hưởng xấu tới các vấn đề về tim mạch.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu khoảng 3.000 bệnh nhân trên 45 tuổi, chia 3 nhóm theo thời lượng giấc ngủ: ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, ngủ từ 6 - 8 tiếng và nhóm người ngủ nhiều hơn 8 tiếng một đêm.
Kết quả cho thấy những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm trong 2 tuần có nguy cơ bị một cơn đau tim và đột quỵ và khả năng suy tim cao gấp 1,6 lần so với nhóm ngủ 6-8 tiếng. Hơn nữa, những người ngủ ít còn bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới hiệu suất học tập và làm việc, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp,… Đặc biệt, khả năng tập trung trở nên tồi tệ hơn sau mỗi đêm thiếu ngủ. Chỉ sau 2 tuần, những người ngủ ít có nguy cơ rối loạn thần kinh hơn so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Nhưng thật tiếc là ít ai nhận ra hiệu suất chậm chạp đó.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngủ nhiều hơn 8 giờ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và bệnh động mạch vành.
Mặc dù ở những người ngủ quá ít thì không tìm thấy bằng chứng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim nhưng các nghiên cứu trước đó cho thấy thiếu ngủ có thể làm tăng nồng độ hooc-môn stress và các yếu tố gây viêm nhiễm và những chất này đều làm gia tăng nguy cơ đối với mạch máu ở tim và não bộ; nó cũng liên quan với bệnh tiểu đường, huyết áp cao... những bệnh gây ra bệnh tim mạch.
Vì vậy, một giấc ngủ lý tưởng đối với cơ thể con người nên từ 6-8 tiếng mỗi ngày và hãy tạo cho mình giấc ngủ sâu vào ban đêm để có được sức khỏe tốt nhất, đặc biệt quan trọng đối với những người già, người có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Theo DTO