Thời gian qua, việc tiếp cận, phổ cập các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV ở Việt
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Thanh Long. - Ảnh: N.VIỆT
* Thưa Cục trưởng, ở Việt
- Nhà nước đã rất chú trọng tới việc xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV. Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được xây dựng trên nền tảng dự phòng, chăm sóc, điều trị và giảm thiểu tác hại của bệnh dịch với những chỉ tiêu rất cụ thể.
Trong những năm qua, chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã được tăng cường, mở rộng nhanh do có sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống chính trị từ tất cả các cấp, tăng cường sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ y tế hiện có, cùng với việc huy động rộng rãi sự tham gia của đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng. Đề án Triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh vào tháng 5/2008. Phòng điều trị Methadone đầu tiên ở Hà Nội được khai trương vào ngày 1/12/2009. Chương trình này đã vượt chỉ tiêu ban đầu (1.500 người), cung cấp dịch vụ cho trên 1.700 người nghiện heroin tại ba quận, huyện ở mỗi thành phố với tỉ lệ duy trì cao. Nhờ hiệu quả của điều trị Methadone mà chất lượng cuộc sống của người tham gia điều trị được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ có công ăn việc làm cũng gia tăng từ 41% lên 53%; điểm sức khỏe thể chất tăng từ 68 lên 79; điểm sức khỏe tâm thần tăng từ 56 lên 72; điểm tối đa là 100.
Một trong những nội dung quan trọng của việc tiếp cận phổ cập là mở rộng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS. Trong những năm qua, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đã triển khai các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, số lượng điểm điều trị cho trẻ em cũng gia tăng qua các năm, cho đến nay đã có 14 điểm điều trị cấp trung ương, 125 điểm điều trị cấp tỉnh và 149 điểm điều trị cấp huyện.
Thành tựu lớn của chương trình phòng, chống HIV/AIDS là từ việc chỉ điều trị ARV cho 160 bệnh nhân năm vào 2003, đến cuối năm 2009 cả nước đã có hơn 36.000 người lớn và gần 2.000 trẻ em được điều trị ARV. Công tác điều trị đã giúp giảm đáng kể số tử vong do AIDS trong những năm qua. Chương trình điều trị đã có tác động đáng kể đến tình trạng tử vong do AIDS, giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe tốt để đảm bảo việc mưu sinh hằng ngày của họ.
Chương trình có tính nhân văn cao cả là Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, được thiết lập từ năm 2006, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giảm số trẻ nhiễm mới HIV. Từ năm 2008, Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng cao điểm chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chiến dịch này sẽ được duy trì và phát động vào tháng 6 hàng năm. Các điểm dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được mở rộng. Ngoài các điểm cung cấp dịch vụ trọn gói dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên toàn quốc, còn có 61 điểm cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và giới thiệu chuyển tuyến cho các bà mẹ mang thai. Tỉ lệ bà mẹ bị nhiễm HIV được cung cấp tư vấn xét nghiệm HIV trước khi sinh và uống thuốc dự phòng tăng lên đáng kể trong hai năm gần đây.
* Mặc dù cơ quan chức năng làm được nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều người nhiễm HIV chưa chủ động tiếp cận các dịch vụ này. Đâu là nguyên nhân, thưa Cục trưởng?
- Mặc dù chúng ta đã quan tâm mở rộng các dịch vụ tiếp cận phổ cập một cách rộng rãi, nhưng do nguồn lực còn hạn chế nên tại nhiều địa phương, nhất là ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… vẫn chưa có các cơ sở cung cấp dịch vụ hoặc các gói dịch vụ chưa hoàn chỉnh. Điều đáng lưu tâm nữa là việc tuyên truyền, quảng bá dịch vụ chưa được thực hiện một cách rộng rãi, nên người nhiễm HIV/AIDS chưa biết tìm đến để thụ hưởng các dịch vụ được cung cấp.
Nhân viên y tế khám và điều trị cho một người nhiễm HIV/AIDS. - Ảnh: N.VIỆT
Bên cạnh đó, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn tồn tại trong cộng đồng, đã tác động mạnh tới tâm lý của người nhiễm HIV khi nhìn nhận về chính bản thân mình. Chính vì lẽ đó mà người nhiễm HIV giấu bệnh, tự cô lập và ngần ngại khi tiếp cận với các biện pháp chăm sóc, điều trị, trợ giúp của xã hội. Ví dụ, như trong việc triển khai dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, một số bà mẹ bị nhiễm HIV sau khi được phát hiện thường không quay lại để tiếp tục điều trị, nhiều trẻ sinh ra không được tiếp tục uống thuốc dự phòng, do đó mức độ tiếp cận chúng ta vẫn còn thấp.
* Trong thời gian tới, Việt
- Để bảo đảm việc tiếp cận phổ cập được thực hiện có hiệu quả và mang tính bền vững cao, chúng ta phải làm một số công việc như sau: Tiếp tục mở rộng các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV. Xây dựng cơ sở y tế dịch vụ an toàn, thân thiện, đồng thời với việc đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ để người nhiễm HIV có thể dễ dàng tìm đến. Tiếp tục đẩy mạnh việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người dân hiểu biết được bản chất của HIV/AIDS. Chỉ có sự hiểu biết đầy đủ mới giúp người dân vượt qua sự sợ hãi và có như vậy mới không dẫn đến tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với luật pháp quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền của người nhiễm HIV. Đảm bảo người nhiễm HIV được đáp ứng đầy đủ quyền đồng thời với việc thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng.
* Xin cảm ơn Cục trưởng!
NGỌC VIỆT (thực hiện)