Thứ Năm, 10/10/2024 18:20 CH
Cúm A (H1N1)
Thứ Hai, 14/09/2009 06:59 SA

Hỏi: Trường cháu có nhiều bạn bị cúm A (H1N1). Cháu không biết bệnh cúm này có gì khác với bệnh cảm cúm lâu nay mà nhiều người sợ như vậy. Bệnh có nguồn gốc từ heo, vậy ăn thịt heo có liên quan gì đến bệnh. Để phòng bệnh này, cháu phải làm gì thưa bác sĩ?

 

(Nguyễn Văn Thiện, phường 7, TP Tuy Hòa )

 

Trả lời: Về mặt cấu trúc, vi rút cúm được chia làm ba nhóm A, B và C. Vi rút nhóm B và C thường là lành tính và chỉ gây các bệnh cảm cúm thông thường.

 

Vi rút cúm A, thường gây dịch, có đặc điểm là cấu trúc kháng nguyên, bề mặt của nó không ổn định, có thể biến đổi một cách dễ dàng . Do đó một người sau khi bị nhiễm cúm, đã được miễn dịch, vẫn có thể bị một đợt cúm khác do chủng vi rút mới đã biến đổi. Vi rút cúm A (H1N1) trong đợt dịch này là một chủng mới, khác với chủng H1N1 đã từng gây dịch cúm trong quá khứ.

 

Vi rút H1N1 mới này mặc dù có nguồn gốc từ heo, nhưng sự lan tràn của dịch cúm A (H1N1) hiện nay cho thấy sự lây lan mạnh của vi rút cúm A (H1N1) giữa người và người. Vai trò của heo trong việc lan truyền bệnh dịch không còn nữa.

 

Vi rút cúm là loại lây lan qua đường hô hấp, cụ thể là đường mũi, miệng, qua các giọt nước bọt, nước mũi có mang vi rút, bắn ra từ người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Bàn tay với những động tác vuốt mặt, ngoáy mũi, che miệng trở thành phương tiện mang vi rút nhiều nhất.

 

Do đó, biện pháp phòng ngừa nhiễm cúm quan trọng nhất chính là giữ bàn tay sạch. Ngoài ra, các biện pháp chung gồm ăn uống hợp vệ sinh, giàu chất bổ dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tránh thức khuya, sinh hoạt quá độ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Tránh tụ tập nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng cúm, hoặc giữ khoảng cách ít nhất 1m, và chỉ cần mang khẩu trang khi chăm sóc bệnh nhân. Người có triệu chứng nghi bệnh cúm (sốt, ho, sổ mũi, đau rát cổ, đau mình mẩy...) có thể cách ly điều trị tại nhà, tránh tiếp xúc với người khác. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn điều trị.

 

Mặc dù vi rút cúm có nguồn gốc từ heo, nhưng thịt heo không hề có khả năng lây bệnh. Vì vi rút cúm H1N1 chỉ sinh sống trong con heo còn sống, và vi rút cúm rất nhạy cảm, dễ chết khi ra môi trường ngoài, nó bị bất hoạt ở 560C, và chết ở 700C. Do đó cần giữ nơi ở thoáng, mở rộng các cửa để đón nhiều ánh sáng mặt trời, có tác dụng giết chết vi rút.

 

Cúm A nói chung và cúm H1N1 nói riêng là loại bệnh tự khỏi, trừ một số trường hợp có biến chứng nặng cần được điều trị hỗ trợ tích cực tại bệnh viện.

 

Tamiflu là thuốc đăïc trị cúm, nhưng thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Trong khi đó thời gian này bệnh nhân gần như không có triệu chứng gì hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ nên không được dùng thuốc sớm. Các loại thuốc đặc trị chỉ có khả năng rút ngắn ngày bị bệnh hơn là làm giảm bớt độ nguy kịch của triệu chứng. Vì vậy, không nên quá phụ thuộc vào các loại thuốc này. Việc sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ.

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm tùy thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể và biến chứng do cúm gây ra. Do đó điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, ngăn ngừa và điều trị biến chứng là điều trị chính cho các bệnh nhân bị cúm nặng.

 

BS ĐOÀN VĂN HẢI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek