Hỏi: Thưa bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, thường xuyên bị khó chịu ở cổ họng, phải đằng hắng, khạc nhổ rất bất tiện, lại hay bị chướng bụng, ợ hơi. Em đã đi khám bệnh, soi họng, bác sĩ nói không có gì nguy hiểm, chẩn đoán bị viêm họng mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, cho uống thuốc 3 tháng nhưng đến nay chưa khỏi. Bệnh của em để lâu có nguy hiểm gì không, có thể trị dứt điểm được không?
Nguyễn Văn Tài (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa)
Trả lời: Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc họng
kéo dài, do nhiều nguyên nhân: dịhình vách ngăn, polyp mũi... phải thởbằng miệng kéo dài; viêm mũi, xoang, nhất là viêm xoang sau: nhầy mủluôn chảy xuống thành sau họng; tiếp xúc các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, hóa chất... và như trường hợp của em cóthểdo dịch dạ dày trào ngược lên gây viêm.
Triệu chứng: khô họng, nóng rát trong họng hoặc cócảm giác ngứa họng, vướng họng, phải cốkhạc đờm, đằng hắng đểlàm long đờm. Bệnh diễn biến từng đợt, cóthểcósốt khi bội nhiễm vi trùng. Với dạng viêm teo, cảm giác khô họng làm người bệnh khóchịu nhất, phải khạc nhổliên tục với đàm nhớt đặc quánh, cóthểdây những sợi máu do tổn thương niêm mạc họng.
Khám họng sẽ thấy những hình ảnh khác nhau tùy dạng bệnh: Trong dạng xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, ướt, phủnhiều chất nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, xung quanh hằn những tia máu. Dạng viêm họng hạt: niêm mạc họng dày lên và sần sùi, cóthểcónhững hốc mủnếu bội nhiễm. Nặng hơn niêm mạc họng dày và đỏ, phía sau amiđan niêm mạc nềdày lên làm thành trụgiả(gây ngứa, vướng ởhọng và rất dễbuồn nôn). Viêm họng mạn tính lâu ngày cóthểchuyển thành dạng teo: Niêm mạc họng trởlên nhẵn mỏng, trắng bệch cómạch máu nhỏ, chất nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (buộc phải đằng hắng hoặc ho luôn).
Viêm họng mạn tính cóthểkhỏi được khi loại trừđược các yếu tốnguyên nhân. Trường hợp của em, cần điều trịtốt bệnh dạ dày. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quáphát và teo nếu đểkéo dài không điều trị.
Đểgiảm bớt các triệu chứng và phòng ngừa những đợt cấp, một giải pháp hiệu quảlà súc họng bằng nước muối loãng, ấm. Độmặn tương đương nước canh, giúp gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗgiúp bạch cầu đến họng nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối, khi súc họng thì pha thêm nước nóng đểcónước ấm và độmặn cần thiết. Mỗi lần súc sạch miệng, họng bằng nước muối ấm vài 3 lần cho đến khi họng bớt cảm giác vướng víu; cách vài tiếng súc một lần. Nhớsúc họng trước khi đi ngủvà khi thức dậy, kểcảlúc dậy vào ban đêm. Nếu cónhững đợt đau họng, amiđan cómủcần uống thêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
BS ĐOÀN VĂN HẢI