Chủ Nhật, 13/10/2024 00:24 SA
Nỗi lo say nắng, nóng
Thứ Hai, 16/05/2016 09:57 SA

Đang vào thời kỳ cao điểm của nắng, nóng, nhiệt độ ngoài trời thường trên 35-36 độ C, có nơi nhiệt độ trên 40 độ C. Nhiệt độ cao như hiện nay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mỗi người. Những người phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng, nóng, nhiệt độ cao có nguy cơ bị say nắng, say nóng.

 

 

Đối tượng nào dễ bị say nắng, say nóng?

 

Những người hay bịsay nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nắng, nóng là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ cóthai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, lò tráng bánh, làm bún...; những người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường...

 

Biểu hiện của say nắng, say nóng như thế nào?

 

Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe gặp trong mùa nắng, nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng, nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể.

 

Mức độ nhẹ: mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp, đánh trống ngực, chuột rút.

 

Mức độ nặng: đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt...) và có thể tử vong.

 

Xử trí như thế nào khi bị say nắng, say nóng?

 

Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, cần áp dụng những biện pháp xử trí như sau:

 

Mức độ nhẹ: chuyển ngay nạn nhân vào nơi thoáng mát, thoáng gió; nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân; lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vịtrí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút; lưu ý không để nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần.

 

 

Mức độ nặng: nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

 

BS NGUYỄN VINH QUANG

Giám đốc Trung tâm TTGDSK Phú Yên

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek