Đó là thông điệp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhân Ngày Thế giới chống lao năm 24/3/2015. Ngày Thế giới chống lao, WHO đang kêu gọi nhiều cam kết và hoạt động mới trong cuộc chiến toàn cầu phòng, chống bệnh lao, một trong các bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều tiến bộ to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hạn chế tốc độ lây lan của bệnh lao đến năm 2015. Nhưng những kết quảđólàchưa đủ, trong năm 2013, có9 triệu người bị nhiễm lao và 1,5 triệu người đã chết vì lao. Vừa qua, Hội Sức khỏe Thế giới và nhiều chính phủ đã đồng ý với tham vọng chiến lược mới 2016-2035 sẽ kết thúc bệnh lao trên toàn cầu.
WHO hình dung ra rằng với chiến lược này khi kết thúc vào năm 2035 sẽ không có bệnh lao, không người chết do lao và không có người nào bị đau khổ do bệnh. Để đạt được mục tiêu này, WHO phác thảo các hoạt động cho các chính phủ và hợp tác quốc tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân các trung tâm, xây dựng chính sách và hệ thống chăm sóc đủ khả năng ngăn chặn và điều trị bệnh lao, cũng như tiến hành các nghiên cứu cần thiết để kết thúc và loại bỏ bệnh lao.
Mục tiêu của WHO nhân Ngày Thế giới chống lao năm nay là để mọi người thay đổi nhận thức về bệnh, có trách nhiệm hơn và cùng tham gia vào cuộc chiến phòng, chống bệnh lao. WHO kêu gọi các chính phủ, các cộng đồng bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự, nhân viên chăm sóc sức khỏe và đối tác quốc tế tham gia điều hành, triển khai chiến lược, điều trị và xử trí tất cả những người bị bệnh.
Chiến lược Toàn cầu phòng, chống bệnh lao là loại bỏ bệnh lao trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu chung cần đạt được các mục tiêu cụ thể là: giảm 95% tử vong do lao, giảm 90% các trường hợp mắc mới trong giai đoạn 2015-2035, và chắc chắn rằng không có gia đình nào phải chịu gánh nặng chi phí cho bệnh lao. Lấy các mốc để đánh giá hiệu quả của chiến lược Phòng chống bệnh lao cho từng giai đoạn là các năm 2020, 2025 và 2030.
WHO kêu gọi chính phủ các nước ủng hộ và triển khai mạnh mẽ chiến lược với sự cam kết mạnh mẽ và ủng hộ tài chính ở mức cao có thể; tập trung cung cấp dịch vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, những người có sức khỏe yếu và những người nhập cư; huy động nhiều người tham gia vào công tác phòng chống lao, không chỉ ngành Y tế mà cả các ngành nghề khác như: Nông nghiệp, LĐ-TB-XH, cơ quan quản lý người nhập cư, tòa án... Bên cạnh đó, WHO cũng kêu gọi các thành viên của Liên Hợp Quốc triển khai chiến lược phù hợp với quốc gia mình, chú ý đến vấn đề quan trọng là lao kháng đa thuốc...
BS NGUYỄN VINH QUANG (tổng hợp)