Đến nay, mạng lưới y tếlàm công tác phòng, chống bệnh lao đã phủ khắp đến từng thôn, buôn, khu phố. Bệnh nhân lao được cán bộ y tế chuyên trách chủ động theo dõi thường xuyên tại cộng đồng. Hoạt động cấp phát thuốc cho bệnh nhân cũng được thực hiện tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thậm chí là tại nhà. Vì vậy, bệnh nhân lao có nhiều thuận lợi trong việc tái hòa nhập với cộng đồng.
Ngành Y tế tỉnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể, địa phương truyền thông trực tiếp về kiến thức phòng bệnh thông qua các cuộc họp thôn xóm; truyền thông lưu động phát tờ rơi, áp phích tại những nơi đông dân cư... Các hoạt động này sẽ là nền tảng để duy trì những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống lao, từng bước tiến tới đẩy lùi bệnh lao và kiểm soát bệnh lao ngày càng hiệu quả hơn. |
Mục tiêu hiện nay trong công tác phòng, chống bệnh lao là loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này thực sự khó khăn, vì thực tế số bệnh nhân lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng vẫn còn rất lớn. Hơn nữa, đại dịch HIV/AIDS cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh lao, làm bệnh lao diễn biến phức tạp hơn. Sự hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng tránh còn hạn chế, chưa chủ động trong việc nhận biết nguy cơ mắc bệnh lao. Một sốxã của huyện miền núi điều kiện đi lại còn khó khăn, nên việc phát hiện bệnh thường muộn, điều trị khó khăn và dễ bị kháng thuốc. Đó là nguồn lây bệnh chính trong cộng đồng.
Khó khăn càng nhiều, đòi hỏi ngành Y tế nói chung, cán bộtrực tiếp tham gia công tác phòng, chống bệnh lao càng phải nỗ lực gấp nhiều lần mới hy vọng mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống bệnh lao trong toàn tỉnh. Mỗi năm, tỉnh Phú Yên khám, phát hiện trên 800 bệnh nhân lao, và hiện đang quản lý 1.435 bệnh nhân này, ngành Y tế chủ yếu nhờ vào mạng lưới y tế thôn, buôn, khu phố. Đội ngũ y tế thôn tiếp cận với từng người dân nơi họ sinh sống. Bằng nhiều cách thức khác nhau từ tuyên truyền, nhận biết bệnh lao và vận động họ đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, theo dõi, giúp đỡ bệnh nhân lao đang điều trị tại cộng đồng. Thông qua đội ngũ y tế thôn, ngành Y tế kịp thời phát hiện bệnh nhân lao và đưa họ vào quản lý, theo dõi điều trị. Bên cạnh đó, cán bộ y tế chuyên trách công tác phòng, chống bệnh lao cũng phải thường xuyên giám sát, điều trị bệnh nhân trong cộng đồng; tăng cường các hoạt động tư vấn, truyền thông đến từng người dân theo từng cụm thôn, buôn. Đặc biệt, việc quản lý điều trị bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở được triển khai đều đặn, thường xuyên, cấp phát thuốc một tháng/lần tại xã được duy trì để bệnh nhân được tiếp cận thuốc dễdàng hơn.
Ngoài ra, ngành Y tế PhúYên cũng đang đẩy mạnh việc điều trị bằng hóa trị ngắn ngày có kiểm soát (phương pháp DOST) cho tất cả các bệnh nhân lao tại các tuyến. Nhờ phương pháp này mà số bệnh nhân được điều trịkhỏi là94%. Như vậy, chương trình phòng, chống lao của tỉnh thực hiện tốt hai chỉ tiêu quan trọng, đó là tỉ lệ phát hiện đạt 99%, điều trị đạt 102%.
Mục tiêu lâu dài và hiệu quả trong công tác phòng, chống lao của tỉnh vẫn là đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; từng bước làm thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng chống bệnh lao cho chính mình và mọi người trong cộng đồng. Đồng thời kết hợp tốt công tác phòng, chống lao với các công tác khác như: phòng chống thuốc lá, phòng chống HIV/AIDS...
BS CK1 HOÀNG KHẮC LINH
Trưởng trạm chuyên khoa Lao Phú Yên