Thứ Tư, 27/11/2024 21:19 CH
Chọn thuốc phù hợp trị bé ho, ngạt mũi
Thứ Bảy, 08/11/2014 16:38 CH

Ảnh minh họa

Nếu bé chỉ ho mà không ngạt mũi thì chỉ dùng thuốc ức chế ho, không dùng các thuốc điều trị kết hợp ho và cảm. 

 

Lưu ý, nếu các biểu hiện bệnh không ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm và hoạt động ban ngày của bé thì không cần dùng thuốc. Thường thì hiệu quả nhất trong điều trị cảm là dùng các biện pháp tự nhiên như xịt mũi bằng nước muối, xông hơi hoặc đơn giản là uống nhiều nước. Sau đây là một số tình huống thường gặp trong cảm và cách xử lý. Đừng quên rằng thuốc không chữa khỏi bệnh, chúng chỉ khiến bé cảm thấy dễ chịu tạm thời mà thôi.

 

Ho khan

 

Ức chế ho: Nếu bé ho dữ dội, nhất là khi họng khô và ngứa nhưng mũi không chảy nước và không ngạt: sử dụng thuốc ức chế ho một mình trước khi đi ngủ.

 

Ho có đờm vừa phải

 

Long đờm: Nếu bé ho có đờm nhẹ, chỉ vài lần mỗi giờ và không ảnh hưởng tới giấc ngủ; hoặc có ứ đọng ở ngực, khó ho bật đờm ra thì nên dùng thuốc long đờm. Thuốc làm loãng đờm, gây ho và giúp bé đẩy bật đờm ra dễ hơn.

 

Ho ứ đọng ở ngực

 

Ức chế ho/long đờm: Nếu bé ho có đờm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc hoạt động ban ngày, trong khi mũi không chảy và không ngạt: Dùng phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc long đờm. Cũng có thể dùng thuốc ức chế ho một mình nếu bạn không có thuốc long đờm trong tay.

 

Ngạt mũi

 

Chống ngạt mũi: Nếu bé ngạt mũi nhưng nước mũi chảy không nhiều thì thuốc chống ngạt mũi sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Thuốc cũng giúp làm khô chất xuất tiết. Thuốc chống ngạt mũi có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ (trừ khi được kết hợp với thuốc kháng histamin), vì vậy dùng vào ban ngày sẽ tốt hơn.

 

Ho đêm, ngạt mũi, chảy nước mũi, ứ đọng ở ngực: Kháng histamin/chống ngạt mũi/ức chế ho

Nên phối hợp các thuốc trên nếu mũi ngứa, ngạt và chảy nước; kèm theo ho nhiều, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin sẽ khiến trẻ buồn ngủ. Một số thuốc tổng hợp có thể chứa cả paracetamol, giúp giảm sốt và đau nếu có.

 

Chảy mũi, ngạt mũi

 

Kháng histamin/chống ngạt mũi. Dùng các thuốc này nếu bé chảy mũi và ngạt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng ít ho. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin khiến trẻ buồn ngủ. Đa số các thuốc chỉ có tác dụng 4 đến 6 tiếng, vì vậy có thể lặp lại liều thuốc vào ban đêm.

 

Chọn thuốc đúng cách

 

Tên biệt dược của thuốc không quan trọng, hãy chú ý vào tên của 1 hoặc nhiều thành phần thuốc gốc thuộc 4 nhóm nói trên, chúng được ghi phía dưới tên biệt dược. Chẳng hạn thuốc gốc loratadine có thể có các biệt dược khác nhau như Loratidine, Airtalin, Allersil; CBICenlertin; Clarityn... Bạn chỉ cần chú ý vào thành phần thuốc gốc Loratadine là được.

 

Theo VNE

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek