Chủ Nhật, 13/10/2024 05:13 SA
Tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước
Thứ Năm, 11/10/2012 15:00 CH

Luật Xuất bản của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2005 và được sửa đổi, bổ sung ở kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII (2008). Qua hơn 6 năm thực hiện, luật này còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vì thế, Quốc hội khóa XIII tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho nghành xuất bản, in, phát hành phát triển.

huu-binh121110.jpg

Tác giả Hữu Bình (thứ 2, từ trái sang) trao đổi về quy trình xuất bản một quyển sách - Ảnh: H.MY

Trước năm 2004, cả nước chỉ có trên 160 cơ sở in công nghiệp thì đến nay đã có trên 1.500 cơ sở in công nghiệp lớn, nhỏ; nhưng trong đó chỉ có khoảng 400 cơ sở chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản và các văn bản quy định khác; trên 1.100 cơ sở in còn lại không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in vì không tham gia in xuất bản phẩm, báo chí, tem... Thực tế, có nhiều cơ sở in không đăng ký hoạt động in xuất bản phẩm nhưng vẫn thực hiện in hoặc tiếp tay cho các đối tượng khác để in lậu, in trái phép các xuất bản phẩm nhằm trục lợi bất chính gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, làm xâm hại nghiêm trọng đến quyền tác giả và nguy hại hơn là in ấn các ấn phẩm bị nghiêm cấm, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Do đó, việc sửa đổi Luật Xuất bản là vấn đề hết sức cấp bách nhằm khắc phục và giải quyết những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong thời gian vừa qua đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành xuất bản, in, phát hành trong thời gian tới. Ngày 4/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) và được rất nhiều đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành

Luật Xuất bản (sửa đổi). Theo dự thảo, Luật Xuất bản (sửa đổi) lần này vẫn giữ nguyên về bố cục tổng thể gồm 5 chương với 50 điều (tăng 4 điều so với Luật Xuất bản hiện hành); thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, quan điểm của Đảng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản; hoàn thiện cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngành Xuất bản phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, Luật Xuất bản (sửa đổi) sẽ bổ sung một số quy định mới như: Nhà xuất bản điện tử là nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên thiết bị số, môi trường mạng. Một trong những điều kiện được thành lập nhà xuất bản điện tử là phải có máy chủ đặt tại Việt Nam, có tên miền internet Việt Nam để xuất bản trên môi trường mạng; có hệ thống thiết bị về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu vận hành và quản lý phục vụ xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; có nhân lực đủ trình độ để vận hành và quản lý. Đối tượng được thành lập nhà xuất bản điện tử gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định. Hay như mô hình nhà xuất bản cũng sẽ được nới rộng hơn so với Luật Xuất bản hiện hành.

Với góc độ quản lý Nhà nước, dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng kiểm tra, quản lý chặt chẽ hơn đối với các hoạt động xuất bản, in, phát hành, đồng thời các nhà xuất bản cũng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.

HỮU BÌNH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek