Sau cuốn tiểu luận phê bình Những nẻo đường văn chương đoạt giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2007, tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền cho ra mắt bạn đọc tập sách nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 (phần tiểu thuyết cách mạng xuất bản ở miền Bắc). Công trình được tác giả viết lại từ luận án tiến sĩ của mình với thời gian nghiên cứu tổng cộng là 10 năm và vừa được NXB Văn học phát hành.
Đây là công trình mới bởi vì chưa có cuốn sách nào chuyên nghiên cứu tiểu thuyết Việt
Lâu nay, hầu hết các công trình nghiên cứu văn học cách mạng Việt
Cuốn sách được trình bày theo một thứ tự hợp lý. Chương I: Những cơ sở của sự ra đời và phát triển. Chương II: Tiểu thuyết cách mạng Việt
Nếu như trước đây, nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận tiểu thuyết Việt Nam từ phương diện nội dung tư tưởng thì cuốn “Tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 của Phạm Ngọc Hiền đã chú trọng nhiều đến hình thức nghệ thuật. Tác giả đã dành một dung lượng thích đáng để nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết, nhất là ở các mục: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, Kết cấu, Ngôn ngữ… Trong mục Hình thức văn bản (trang 195), tác giả còn khảo sát cả nhan đề tác phẩm, đây là việc làm rất hiếm thấy trước đây. Phạm Ngọc Hiền đã tiếp cận tiểu thuyết cách mạng từ nhiều góc độ, trong đó có hai phương pháp đối lập nhau là xã hội học và thi pháp học. Tác giả đặt loại hình tiểu thuyết trong bối cảnh nền văn học sử thi Việt
Một trong những đóng góp của cuốn sách là việc thẩm định lại các tiểu thuyết giai đoạn này. Chúng ta thấy cách đánh giá văn chương thời bao cấp và của Phạm Ngọc Hiền có các mối tương quan. Rất nhiều tác phẩm trước đây được đề cao (về nội dung) nhưng Phạm Ngọc Hiền không đánh giá cao những cuốn này. Và cũng như nhiều nhà nghiên cứu trước đây, Phạm Ngọc Hiền đánh giá cao những tác phẩm như: Cái sân gạch, Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Ở xã Trung Nghĩa, Hòn Đất, Bão biển, Dấu chân người lính, Đất nước đứng lên…
Cách nhìn nhận về văn học cách mạng Việt
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận xét: “Chuyên luận của tác giả Phạm Ngọc Hiền đã góp thêm một tiếng nói khoa học, khách quan công bằng và quan trọng nhất là bình tĩnh khi nhìn nhận lại các giá trị của quá khứ. Dĩ nhiên là không tránh khỏi một vài thiếu sót trong quá trình nghiên cứu một đối tượng quá lớn so với sức lực của một cá nhân. Công trình này thực ra đòi hỏi một sự cộng tác và hợp tác nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và phải có thời gian cũng như sự đầu tư công sức. Có thể nói, tác giả Phạm Ngọc Hiền đã dũng cảm nhận lấy sứ mệnh cao cả nhưng cũng đầy những thử thách lớn lao khi nghiên cứu tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1945-1975”. (Tuần báo Văn nghệ, số 47 ra ngày 20/11/2011). Có thể xem đây là nhận xét thấu tình đạt lý, để vừa chúc mừng thành công của một nhà nghiên cứu trẻ, cũng vừa chia sẻ những khó khăn mà anh phải giải quyết.
HUỲNH VĂN QUỐC